30 tháng 4, Derrida, Arendt, và sự Tha thứ – Phan Quỳnh Trâm

Trong phần hai quyển On Cosmopolitanism and Forgiveness (1), Derrida thảo luận về thế tiến thoái lưỡng nan của việc hòa giải và ân xá trong những tình huống mà những chấn thương đẫm máu của lịch sử đòi hỏi những hình thái khác nhau của sự tha thứ, qua đó, ông đưa ra một … Continue reading 30 tháng 4, Derrida, Arendt, và sự Tha thứ – Phan Quỳnh Trâm

Giải Thích hay Không Giải Thích, Đó là Vấn Đề – Phan Quỳnh Trâm

Đọc xong một tác phẩm văn học (một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ hay một dụ ngôn, v.v…), nhiều người hay hỏi (hoặc tự hỏi): nó có nghĩa gì? Thật ra, câu hỏi ấy sai. Ngôn ngữ trong văn học khác các loại ngôn ngữ khác ở chỗ: Nó không có tính thông … Continue reading Giải Thích hay Không Giải Thích, Đó là Vấn Đề – Phan Quỳnh Trâm

Những Gợi Ý Cho Việc Viết Văn (2) | The Collected “Maxims” – W.G. Sebald

W.G. Sebald (8 May ‘44 – 14 Dec ’01), hay Max Sebald, nhà văn, nhà thơ người Đức, sống, dạy học và sáng tác ở Anh từ cuối thập niên 60; được biết đến trong thế giới văn chương Anh ngữ nhờ những bản dịch Vertigo, The Emigrants, The Rings of Saturn của Michael Hulse … Continue reading Những Gợi Ý Cho Việc Viết Văn (2) | The Collected “Maxims” – W.G. Sebald

Thế Nào Thì Gọi Là Thơ – Phan Quỳnh Trâm

[Đọc bài “Thưa, chỉ là cảm nghĩ có vần...” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, tôi không có ý kiến gì về bức tranh của Cù Huy Hà Vũ, về bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm và về nhận xét của nhà thơ Đỗ Trung Quân đối với bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Tuy … Continue reading Thế Nào Thì Gọi Là Thơ – Phan Quỳnh Trâm

Biện Hộ Cho Việc Dịch Thơ – Phan Quỳnh Trâm

Liên quan đến vấn đề dịch thuật, có một câu hỏi được một số người một cách trực tiếp hay gián tiếp đặt ra: liệu dịch thơ có thực sự cần thiết? Xin lưu ý là người ta chỉ đặt vấn đề với thơ chứ không phải với văn học nói chung bởi vì trong … Continue reading Biện Hộ Cho Việc Dịch Thơ – Phan Quỳnh Trâm

Những Lần Gặp Gỡ Paul Celan | Encounters With Paul Celan – E.M. Cioran

Précis de décomposition, quyển sách đầu tiên của tôi viết bằng tiếng Pháp, được Gallimard xuất bản tại Paris năm 1949. Năm tác phẩm của tôi viết bằng tiếng Rumani đã được xuất bản trước đó. Năm 1937, tôi đến Paris bằng học bổng của Viện Bucharest Pháp, nhưng sự thật là tôi chẳng hề … Continue reading Những Lần Gặp Gỡ Paul Celan | Encounters With Paul Celan – E.M. Cioran

Dịch Từ Một Bản Dịch – Phan Quỳnh Trâm

Liên quan đến vấn đề dịch thuật văn học, có rất nhiều khía cạnh có thể luận bàn, tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào một khía cạnh: Liệu có thể và có nên dịch các tác phẩm văn học qua trung gian của một ngôn ngữ thứ ba, chẳng hạn, dịch … Continue reading Dịch Từ Một Bản Dịch – Phan Quỳnh Trâm

Những Viên Sỏi Nhỏ | Microliths – Paul Celan

Mỹ học vì thế đòi hỏi sự ẩn giấu và tưởng thưởng nó, đạo đức học lại đòi hỏi sự công khai và trừng phạt sự ẩn giấu. *** Thơ ca đích thực thì phản-tiểu-sử. Quê hương của nhà thơ chính là bài thơ của hắn và thay đổi từ bài thơ này sang bài … Continue reading Những Viên Sỏi Nhỏ | Microliths – Paul Celan

Ernest Hemingway Về Chuyện Viết Lách | Ernest Hemingway On Writing

Ernest Hemingway Về Chuyện Viết Lách là một quyển sách gồm những đoạn văn ngắn được trích từ nhiều quyển tự truyện (A Moveable Feast, Death in the Afternoon), phi-hư cấu (Green Hills of Africa), tuyển tập truyện ngắn (The Nick Adams stories), tuyển tập thư từ gửi bạn bè, nhà xuất bản, các nhà phê bình, … Continue reading Ernest Hemingway Về Chuyện Viết Lách | Ernest Hemingway On Writing

Xuất Bản: Đám Cưới hay Đám Ma? – Phan Quỳnh Trâm

Cầm tập thơ đầu tay(1), in chung với hai nhà thơ Lê Văn Tài và Nguyễn Tôn Hiệt, với lời giới thiệu của Nguyễn Hưng Quốc và lời bạt của Nhã Thuyên, tôi vừa thấy vui vừa thấy buồn. Dĩ nhiên “buồn ít hơn vui”. Cách đây hơn một năm khi lái xe chở Nhã … Continue reading Xuất Bản: Đám Cưới hay Đám Ma? – Phan Quỳnh Trâm

Nhận Định về Mỹ Thuật – Oliverio Girondo

OLIVERIO GIRONDO (1891-1967) Khám phá ra Oliverio Girondo, với bản thân tôi, là một kinh nghiệm đầy thú vị, dù hơi muộn màng. Các nhà phê bình văn học tiếng Tây Ban Nha thường so sánh Oliverio Girondo (1891-1967) với Jorge Luis Borges (1899-1986). Cả hai đều sinh ở Buenos Aires, đều là những tài … Continue reading Nhận Định về Mỹ Thuật – Oliverio Girondo

Giáo Dục và Chính Trị – Phan Quỳnh Trâm

Trong buổi lễ tốt nghiệp tại trường Đại học Hoa Sen ở Sài Gòn, bà hiệu trưởng, Tiến sĩ Bùi Trân Phượng có nhắc đến những sự đe doạ nguy hiểm của Trung Quốc tại Trường Sa và trên Biển Đông, cuối cùng bà kêu gọi: “Tôi thiết tha mong các anh chị với tư … Continue reading Giáo Dục và Chính Trị – Phan Quỳnh Trâm

Có Những Tác Phẩm Cho Một Thời – Phan Quỳnh Trâm

Nhân cái chết của tác giả của The Thorn Birds, một số nhà phê bình Tây Phương trong đó có Germaine Greer cho đó là cuốn sách "hay nhất trong những cuốn sách dở mà bà đã từng đọc". Tôi tin nhận xét ấy có thể làm cho nhiều người đọc ở VN ngạc nhiên … Continue reading Có Những Tác Phẩm Cho Một Thời – Phan Quỳnh Trâm

Tình bạn quanh một quả táo – Phan Quỳnh Trâm

Có nhiều câu chuyện thú vị về tình bạn giữa Gertrude Stein và Picasso nhưng có một câu chuyện tôi đặc biệt thích và nhớ mãi. Trong các anh chị em trong nhà, Gertrude Stein gần gũi thân thiết nhất với Leo Stein, người anh kế. Cả hai đều thông minh nhạy bén và có … Continue reading Tình bạn quanh một quả táo – Phan Quỳnh Trâm

Khi những người viết văn đánh (giá) nhau – Phan Quỳnh Trâm

Trong mỗi người sáng tác giỏi bao giờ cũng có một nhà phê bình xuất sắc. Thứ nhất, để tự biết những khuyết điểm của mình (để khắc phục) và những điểm mạnh của mình (để phát huy), và thứ hai để thấy cái hay cái dở của những người khác để học hỏi hay … Continue reading Khi những người viết văn đánh (giá) nhau – Phan Quỳnh Trâm

Tống Tiền Lý Thuyết | Theory Blackmailed – Roland Barthes

Bài liên quan: Chủ động/Phản Động - Roland Barthes TỐNG TIỀN LÝ THUYẾT Nhiều văn bản (vẫn chưa được công bố) tiền phong có tính bất định: làm thế nào để đánh giá, để phân loại chúng, làm thế nào để dự đoán tương lai trước mắt hoặc cuối cùng của chúng? Chúng có làm vui? … Continue reading Tống Tiền Lý Thuyết | Theory Blackmailed – Roland Barthes

Chủ động/Phản động | Active/Reactive – Roland Barthes

Roland Barthes là một trong những lý thuyết gia nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong nửa sau thế kỷ 20. Tác phẩm của ông thường mỏng, có nhiều cuốn chỉ bao gồm những đoạn văn ngắn, nhưng các đoạn văn ngắn ấy lại bao hàm những tư tưởng mới … Continue reading Chủ động/Phản động | Active/Reactive – Roland Barthes

Dịch và Diễn Dịch – Phan Quỳnh Trâm

  Trong tiếng Anh, có hai động từ chỉ khái niệm dịch thuật: dịch bằng miệng (interpret: thông dịch) và dịch bằng văn bản (translate: phiên dịch). Riêng chữ interpret có hai nghĩa: ngoài nghĩa thông dịch, còn có nghĩa là diễn dịch. Điều đó có nghĩa mọi hành vi dịch thuật đều là một … Continue reading Dịch và Diễn Dịch – Phan Quỳnh Trâm

Hình Ảnh và Cái Chết – Phan Quỳnh Trâm

Truyện ngắn “Hình ảnh” của Hoàng Long khiến cho tôi liên tưởng đến cuốn Camera Lucida: Reflections on Photography của Roland Barthes. Roland Barthes viết cuốn này hai năm sau cái chết của mẹ ông và cuốn sách được xuất bản chỉ vài tuần trước cái chết của chính ông. Từ khi còn nhỏ ông đã rất gần gũi với mẹ nên cái chết của bà … Continue reading Hình Ảnh và Cái Chết – Phan Quỳnh Trâm

Stein là Stein là Stein là Stein là Stein – Phan Quỳnh Trâm (with Audio)

Trong chương đầu cuốn Postscript to The Name of The Rose, Umberto Eco giải thích lý do tại sao ông đặt nhan đề cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông là Tên của Đóa Hồng (The Name of the Rose). Đại ý ông cho biết sau khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết trinh thám ấy, … Continue reading Stein là Stein là Stein là Stein là Stein – Phan Quỳnh Trâm (with Audio)