Dịch và Diễn Dịch – Phan Quỳnh Trâm

 

Trong tiếng Anh, có hai động từ chỉ khái niệm dịch thuật: dịch bằng miệng (interpret: thông dịch) và dịch bằng văn bản (translate: phiên dịch). Riêng chữ interpret có hai nghĩa: ngoài nghĩa thông dịch, còn có nghĩa là diễn dịch. Điều đó có nghĩa mọi hành vi dịch thuật đều là một sự diễn dịch. Nói cách khác, khi dịch một văn bản, người ta chỉ dịch theo cách người ta hiểu về văn bản ấy. Không bao giờ có một văn bản tự tại. Mọi văn bản chỉ tồn tại dưới mắt một người đọc nào đó. Những người đọc này ít nhiều có sự khác biệt trong cách đọc, cách hiểu, tuỳ thuộc vào văn hoá, tuổi tác, kinh nghiệm, vốn đọc, thời điểm, tâm trạng. v.v.  Ngay cả khi cách đọc/hiểu có giống nhau thì khi dịch nó, người ta cũng có những cách diễn đạt khác nhau, tuỳ theo cảm giác về ngôn ngữ và phong cách sử dụng ngôn ngữ của từng người, đó là chưa nói đến vai trò của âm điệu, nhịp điệu, màu sắc ngữ nghĩa và những hàm ý “thi tại ngôn ngoại”.  Một khi người ta không thể thống nhất với nhau về sự diễn dịch hoặc/và cách dịch, nhất là khi dịch những văn bản văn học, vốn thường đa nghĩa, thì trong các cuộc tranh luận về dịch thuật, trừ những chỗ sai hoàn toàn về từ vựng, cú pháp hay kiến thức, còn lại, đều có tính chất tương đối. Không có một bản dịch nào là đúng nhất, hoàn hảo nhất và vĩnh cửu. Tác phẩm văn học thì chỉ có một,  nhưng chúng ta thường thấy có hiện tượng người ta dịch đi dịch lại một tác phẩm nào đó. Bởi vì từng giai đoạn, từng thời đại, sẽ có cách diễn dịch khác và cách dịch khác, theo sự thay đổi của ngôn ngữ và quan niệm thẩm mỹ theo thời gian.

Phan Quỳnh Trâm

One thought on “Dịch và Diễn Dịch – Phan Quỳnh Trâm

  1. Bravo, Trâm. Anh hay nói với Phạm Chi Lan anh thích chữ ‘rendered to English’ hơn là ‘translated to English’. Nó hợp với approach của anh hơn. Anh không là dịch giả chuyên môn, chỉ đọc đôi điều ở vài tác giả trong đôi lúc. Có khi thấy khoái và dịch theo ý mình. Nội một câu thơ giản di. như ‘Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh’ – dịch là ‘The evening falls in ____”. Chiều = dusk, evening, sundown, sunset, nightfall… có từ sẽ chính xác (literal) hơn, nhưng có từ sẽ ‘thơ’ hơn 🙂 Rồi ‘hiu quạnh’ = loneliness, lonesomeness, desolation, solitude, v.v…

    Có dạo anh gửi thơ dịch lên vài sites, cứ hay nhận thơ riêng nhắc anh phải đổi chữ dùng vì không đúng với văn phong hay đích nghĩa (literal interpretation of the words… chữ của họ 🙂 ) của tác giả. Như Trâm viết bên trên ‘trừ những chỗ sai hoàn toàn về từ vựng, cú pháp hay kiến thức, còn lại, đều có tính chất tương đối.’ Chỉ kẹt là mỗi người có một mực ‘tương đối’ khác nhau, and so … 🙂

    và anh tự kết luận, anh dịch thơ nhiều cảm tính và cảm nhận cá quan, nên ‘render’ hợp với anh hơn. và thôi, chỉ dán lên trên trang riêng chia sẻ với bạn bè 🙂 anh Phùng Nguyễn phải thuyết lắm anh mới gửi bài thơ dịch của anh Nguyễn Xuân Hoàng ra ngoài… 🙂

    Trâm cân bằng được logic and emotion content trong cách viết, và trong ngôn từ chọn để chuyển ngữ, very rare! Anh rất thích!

    thân mến,
    npn

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s