Giải Thích hay Không Giải Thích, Đó là Vấn Đề – Phan Quỳnh Trâm

Đọc xong một tác phẩm văn học (một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ hay một dụ ngôn, v.v…), nhiều người hay hỏi (hoặc tự hỏi): nó có nghĩa gì?

Thật ra, câu hỏi ấy sai. Ngôn ngữ trong văn học khác các loại ngôn ngữ khác ở chỗ: Nó không có tính thông báo. Đọc một bài báo hay một tham luận chính trị, chúng ta hỏi: Chúng có nghĩa gì? Câu hỏi ấy hoàn toàn chính đáng. Nhưng với văn học, đặc biệt với thơ, thì khác. Theo Roman Jakobson, ngôn ngữ thơ là loại ngôn ngữ tự lấy nó làm cứu cánh. Archibald MacLeish viết: “Bài thơ không nên có nghĩa / Nó chỉ hiện hữu.”(1) Jacques Roubaud thì cho rằng “điều mà bài thơ đang nói cũng không thực sự là điều mà bài thơ đã nói.”, “Bởi vì thơ không nói gì cả. Một bài thơ luôn luôn nói điều gì đó. Nhưng những gì bài thơ nói lại nằm ngoài thơ. ” (2)

Đọc xong một tác phẩm văn học mà người ta thấy “ý nghĩa” ngay và sau đó quên hẳn đi là một sự thất bại của tác giả. Nó chứng tỏ tác phẩm không nằm trong phạm trù văn học hoặc chỉ dừng lại ở loại văn học giải trí. Một tác phẩm văn học thực sự luôn luôn khiến người đọc phải băn khoăn, trăn trở, đọc tới đọc lui, lúc nào cũng thấy mơ hồ và đằng sau những gì mình thấy còn có những cái gì khác, ẩn khuất, kín đáo, bí mật, luôn luôn khêu gợi, v.v…

Điều đó cho thấy văn học có tính chất nghịch lý. Tính chất nghịch lý ấy được Nietzsche và Jacques Derrida bàn luận nhiều, coi đó là một trong những thuộc tính của văn học hiện đại. Derrida viết: “Nhà thơ là người của ẩn dụ: trong khi triết gia quan tâm đến sự thật của ý nghĩa, vượt ra ngoài những dấu hiệu và tên gọi, và nhà ngụy biện thao túng những dấu hiệu rỗng… thì nhà thơ lại chơi đùa trên sự đa dạng của những cái được biểu thị.”  (3)

Bởi vậy, đọc một bài thơ hay một câu cách ngôn, thay vì hỏi nó có (một) ý nghĩa gì, sẽ có ích hơn nếu chúng ta cứ tiếp tục suy nghĩ về những nghịch lý, những khả thể về ý nghĩa của nó, với tất cả sự mơ hồ của chúng ta về chính nó và về những gì chúng ta suy nghĩ. Theo Kahlil Gibran: “Trạng thái mơ hồ khó hiểu chính là sự bắt đầu của kiến thức.”(4)


(1) https://phanquynhtram.com/2014/02/28/nghe-thuat-tho-macleish/
(2) https://phanquynhtram.com/2014/11/03/bai-tho-da-noi-gi-what-the-poem-said-jacques-roubaud/
https://phanquynhtram.com/2014/10/28/nhung-bai-tho-noi-gi-what-poems-say-jacques-roubaud/
(3) Jacques Derrida (1982). Margins of Philosophy, University of Chicago Press
(4) Kahlil Gibran (1958), The Voice of the Master, Citadel Press

One thought on “Giải Thích hay Không Giải Thích, Đó là Vấn Đề – Phan Quỳnh Trâm

  1. Bài này làm em nhớ tới một đoạn trong cuốn Những bức ảnh muốn gì?. Em xin trích lại:

    Thứ một bức ảnh muốn, như vậy, không phải là để được diễn giải, giải mã, hâm mộ, đập bỏ, trưng bày hoặc giải ảo bởi những người nhìn nó, hoặc để gây chú ý với người xem. Chúng thậm chí còn có thể không muốn được trao tặng sự chủ quan tính hoặc sự nhân tính bởi những nhà phê bình có thiện chí, những người nghĩ rằng lời khen ngợi tốt đẹp nhất mà họ có thể trao cho những bức ảnh là nói rằng nó có tính người. Những ham muốn của bức ảnh có thể hoàn toàn phi nhân tính hoặc không liên quan gì đến nhân tính, thứ có thể được mô tả bằng [ham muốn] của động vật, máy móc, người máy, hoặc thậm chí là những hình ảnh cơ bản hơn-thứ mà Erasmus Darwin gọi là “tình yêu với thực vật”. Thứ những bức ảnh muốn, cho đến cùng, chỉ đơn giản là được hỏi rằng chúng muốn gì, với một sự chấp nhận rằng câu trả lời cũng rất có thể là không muốn gì cả.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s