Những Lần Gặp Gỡ Paul Celan | Encounters With Paul Celan – E.M. Cioran

Précis de décomposition, quyển sách đầu tiên của tôi viết bằng tiếng Pháp, được Gallimard xuất bản tại Paris năm 1949. Năm tác phẩm của tôi viết bằng tiếng Rumani đã được xuất bản trước đó. Năm 1937, tôi đến Paris bằng học bổng của Viện Bucharest Pháp, nhưng sự thật là tôi chẳng hề ra đi. Mãi đến năm 1947 tôi mới quyết định từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Đó là một quyết định đột ngột. Chuyển đổi ngôn ngữ ở tuổi ba mươi bảy không phải là việc dễ dàng. Thật ra, đó là một cuộc tử đạo, nhưng là một cuột tử đạo có hiệu quả, một cuộc phiêu lưu mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại (thứ mà nó rất cần). Tôi khuyên tất cả những ai đang phải trải qua những cơn trầm cảm nặng nề nên theo đuổi việc chinh phục một ngoại ngữ, để tiếp thêm nghị lực cho bản thân, đồng thời tự làm mới chính mình, thông qua Từ Ngữ. Nếu không có động cơ chinh phục tiếng Pháp, có lẽ tôi đã tự sát. Một ngôn ngữ là một lục địa, một vũ trụ, và kẻ nào có thể sở hữu nó thì hắn là một kẻ chinh phục. Nhưng chúng ta hay quay lại chủ đề….

Bản dịch tiếng Đức của Précis tỏ ra khó khăn. Rowohlt, nhà xuất bản, đã thuê một người phụ nữ không đủ trình độ và kết quả thật tai hại. Người ta phải tìm một người khác. Một nhà văn người Rumani, Virgil Lerunca, người mà sau chiến tranh đã biên tập một tạp chí văn học ở Rumani, vốn đã xuất bản những bài thơ đầu tiên của Celan, đã nhiệt tình giới thiệu anh. Celan, người mà tôi chỉ biết tên, sống ở Quận La Tinh, như tôi vậy. Chấp thuận lời đề nghị của tôi, Celan bắt tay vào việc và xoay xở nó với một tốc độ đáng kinh ngạc. Tôi thường gặp anh, và chính là ước muốn của anh là tôi đọc thật kỹ, từng chương một, trong quá trình dịch, và đưa ra những gợi ý khả thi. Những vấn đề chóng mặt xoay quanh chuyện dịch thuật khi ấy thật xa lạ với tôi, và tôi còn lâu mới có thể đánh giá được độ rộng của nó. Ngay cả ý tưởng là có ai đó có một niềm đam mê gắn bó với nó đã là điều xa xỉ đối với tôi. Tôi đã trải qua một kinh nghiệm hoàn toàn đảo ngược, nhiều năm sau đó, và tôi đã bắt đầu xem dịch thuật như là một công việc phi thường, một thành quả gần như ngang hàng với tác phẩm sáng tạo. Lúc này đây, tôi tin rằng kẻ duy nhất có thể hiểu thấu đáo một cuốn sách là kẻ đã kinh qua những khó nhọc của việc dịch nó. Theo một quy luật chung, một dịch giả giỏi thấy rõ hơn tác giả, kẻ mà, trong phạm vi bị o ép bởi tác phẩm của hắn, không thể biết những bí mật của nó, vì thế không thể biết những điểm yếu của nó và những giới hạn của nó. Có lẽ Celan, người mà từ ngữ là sự sống và cái chết, có thể chia sẻ được quan điểm này về nghệ thuật dịch.

Năm 1978, khi Klett in lại quyển Lehre vom Zerfall (bản tiếng Đức của Précis), người ta đề nghị tôi sửa những lỗi có thể có. Tôi đã không thể tự mình làm được điều ấy, và tôi từ chối thuê ai khác. Không ai lại đi sửa Celan. Một vài tháng trước khi qua đời, anh nói với tôi là anh muốn xem lại toàn bộ bản dịch. Không còn nghi ngờ gì nữa, anh chắc hẳn đã chỉnh sửa rất nhiều lần, bởi vì, chúng ta phải nhớ, bản dịch của Précis bắt đầu từ thời kỳ đầu tiên của sự nghiệp của anh với tư cách là một dịch giả. Thật là một điều kỳ diệu khi một người không khởi sự bằng triết học lại có thể giải quyết hết sức tuyệt vời những vấn đề cố hữu trong cách dùng quá mức, thậm chí khiêu khích, những nghịch lý, vốn là đặc trưng cho quyển sách của tôi.

Quan hệ với con người bị giằng xé này không hề đơn giản. Anh bám vào sự thiên vị của anh về phía người này hoặc người kia, anh chịu đựng sự nghi kỵ của mình, tất cả chỉ vì nỗi sợ bệnh lý bị tổn thương của anh, và tất cả mọi thứ đều có thể làm anh tổn thương. Một sự khiếm nhã nhỏ nhặt, ngay cả khi không cố ý, cũng có thể tác động đến anh một cách không thể thay đổi được. Thận trọng, phòng vệ với những gì có thể xảy ra, anh mong muốn một sự chú tâm tương tự từ những kẻ khác, và ghê tởm thái độ vô tư lự vốn rất phổ biến trong những người Paris, dù là nhà văn hay không. Một ngày nọ, tôi tình cờ gặp anh trên trên phố. Anh đang trong cơn giận dữ, trong tâm trạng gần như tuyệt vọng, bởi X, người mà anh đã mời đi ăn tối, đã chẳng thèm đến. Hãy bình tĩnh nào, tôi nói với anh, X là như vậy đấy, ai cũng biết về thái độ đếch-cần-quan-tâm của hắn. Sai lầm duy nhất là trông đợi hắn.

Celan, ở thời điểm đó, sống rất giản dị và không có may mắn tìm được một công việc đàng hoàng nào. Bạn khó có thể hình dung anh ở trong một văn phòng. Bởi bản tính nhạy cảm quá mức, anh đã gần như mất đi cơ hội duy nhất của mình.
Ngay cái ngày tôi đến nhà anh để ăn trưa, tôi phát hiện ra là có một công việc giảng viên tiếng Đức ở trường sư phạm Ecole normale supérieure mà chưa có ai đảm nhiệm, và người ta sắp bổ nhiệm một giảng viên mới. Tôi cố khuyên dụ Celan về tầm quan trọng tối đa của việc nên thuyết phục một cách mạnh mẽ chuyên gia người Đức, người đang đảm nhiêm vấn đề này. Anh trả lời là anh sẽ chẳng làm gì về điều đó cả, và rằng vị giáo sư ấy đã tỏ thái độ rất lạnh nhạt với anh, và bằng giá nào đi nữa anh cũng không thể để cho mình bị từ chối, mà theo anh, điều đó là chắc chắn. Có nài nỉ cũng vô ích. Trở về nhà, tôi nảy ra ý nghĩ là viết cho anh một pneumatique (2), một lời nhắn trong đó tôi chỉ ra là anh đã điên rồ như thế nào khi để vụt đi một cơ hội như thế. Cuối cùng anh gọi cho vị giáo sư, và vấn đề đã được giải quyết trong vòng vài phút. “Tôi đã nghĩ sai về ông ấy”, anh nói với tôi như thế. Tôi sẽ không đi xa đến mức cho rằng anh thấy một kẻ thù tiềm ẩn trong mỗi con người; tuy nhiên, chắc hắn là anh đã sống trong nỗi sợ sự thất vọng hoặc sự phản bội trắng trợn. Sự bất lực trong việc không thiên kiến hoặc sự hoài nghi yếm thế khiến cho cuộc sống của anh trở thành địa ngục. Tôi sẽ không bao giờ quên buổi tối tôi ở cùng anh sau khi bà vợ goá của một nhà thơ, do sự đố kỵ trong văn chương, đã phát động một phong trào hèn hạ không tả xiết chống lại anh ở Pháp và Đức, kết tội là anh đã đạo văn chồng bà. “Không có ai trên đời khốn khổ hơn tôi”. Celan cứ nói như vậy. Sự kiêu hãnh không làm dịu đi cơn thịnh nộ, có khi còn tuyệt vọng hơn.

Chắc hẳn có một điều gì đó đã nát tan trong anh ngay từ đầu, ngay cả trước khi những bất hạnh giáng xuống những người thân của anh và của chính anh. Tôi nhớ lại một buổi chiều mùa hè ở căn nhà vùng quê xinh xắn của vợ anh, cách Paris chừng bốn mượi dặm. Đó là một ngày tuyệt vời. Mọi thứ đều gợi lên cảm giác thư giãn, hạnh phúc, ảo tưởng. Celan, trong một chiếc ghế dài, cố gắng một cách không thành công để cảm thấy thư thái. Anh có vẻ rất lúng túng, như thể anh không thuộc về nơi ấy, như thể sự rực rỡ đó không phải dành cho anh. Tôi có thể tìm kiếm gì ở đây? Chắc anh đã nghĩ như thế. Và, sự thật là, anh đã tìm kiếm điều gì trong sự ngây thơ của khu vườn ấy, người đàn ông này, kẻ phạm tội không hạnh phúc, và bị xử phạt là không thể tìm được chỗ của mình ở bất kỳ nơi đâu. Dù gì, tôi khó có thể nói là tôi thực sự cảm thấy thoải mái; việc mà tất cả những gì liên quan đến chủ nhà của tôi, kể cả nụ cười của anh, nhuốm một sự quyến rũ đau đớn, và có gì đó như cảm giác không tương lai.

Đó là một đặc ân hay một lời nguyền khi bị đánh dấu bởi sự bất hạnh? Cả hai cùng lúc. Khuôn mặt nhị nguyên đã định hình bi kịch. Celan vì thế là một con người, một sinh mệnh bi thảm. Và do đó đối với chúng ta, ở chừng mực nào đó, anh ấy không chỉ là một nhà thơ.


Chú thích của người dịch:
1. Nhan đề tiếng Anh của quyển này là A Short History of Decay, Richard Howard dịch sang tiếng Anh. Có thể xem phần tiếng Việt do tôi trích dịch từ quyển này ở đây: https://phanquynhtram.com/category/e-m-cioran/
2. pneumatique: Thư chuyển bằng ống hơi, có thể chuyển đến người nhận trong cùng thành phố Paris chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Dịch vụ này rất thịnh hành những năm 30 ở Paris, sau này không còn được dùng nữa và đã được thay bằng postexpress.


Phan Quỳnh Trâm dịch từ “Encounters with Paul Celan” trong Paul Celan, Selections, Pierre Joris biên tập, University of California Press, 2005.

Précis de décomposition, my first book written in French, was published in I949 by Gallimard. Five works of mine had been published in Romanian. In 1937, I arrived in Paris on a scholarship from the Bucharest Institut francais, and I have never left. It was only in I947, though, that I thought of giving up my native language. It was a sudden decision. Switching languages at the age of thirty-seven is not an easy undertaking. In truth, it is a martyrdom, but a fruitful martyrdom, an adventure that lends meaning to being (for which it has great need!). I recommend to anyone going through a major depression to take on the conquest of a foreign idiom, to reenergize himself, altogether to renew himself, through the Word. Without my drive to conquer French, I might have committed suicide. A language is a continent, a universe, and the one who makes it his is a conquistador. But let us get to the subject..

The German translation of the Précis proved difficult. Rowohlt, the publisher, had engaged an unqualified woman, with disastrous results. Someone else had to be found. A Romanian writer, Virgil Lerunca, who, after the war, had edited a literary journal in Romania, in which Celan’s first poems were published, warmly recommended him. Celan, whom I knew only by name, lived in the Latin quarter, as did I. Accepting my offer, Celan set to work and managed it with stunning speed. I saw him often, and it was his wish that I read closely along, chapter by chapter, as he progressed, offering possible suggestions. The vertiginous problems involved in translation were at that time foreign to me, and I was far from assessing the breadth of it. Even the idea that one might have a committed interest in it seemed rather extravagant to me. I was to experience a complete reversal, and, years later, would come to regard translation as an exceptional undertaking, as an accomplishment almost equal to that of the work of creation. I am sure, now, that the only one to understand a book thoroughly is someone who has gone to the trouble of translating it. As a general rule, a good translator sees more clearly than the author, who, to the extent that he is in the grips of his work, cannot know its secrets, thus its weaknesses and its limits. Perhaps Celan, for whom words were life and death, would have shared this position on the art of translation.

In 1978, when Klett was reprinting Lehre vom Zerfall (the German Précis), I was asked to correct any errors that might exist. I was unable to do it myself, and refused to engage anyone else. One does not correct Celan. A few months before he died, he said to me that he would like to review the complete text. Undoubtedly, he would have made numerous revisions, since, we must remember, the translation of the Précis dates back to the beginning of his career as a translator. It is really a wonder that a noninitiate in philosophy dealt so extraordinarily well with the problems inherent in an excessive, even provocative, use of paradox that characterizes my book.

Relations with this deeply torn being were not simple. He clung to his biases against one person or another, he sustained his mistrust, all the more so because of his pathological fear of being hurt, and everything hurt him. The slightest indelicacy, even unintentional, affected him irrevocably. Watchful, defensive against what might happen, he expected the same attention from others, and abhorred the easygoing attitude so prevalent among the Parisians, writers or not. One day, I ran into him in the street. He was in a rage, in a state nearing despair, because X, whom he had invited to have dinner with him, had not bothered to come. Take it easy, I said to him, X is like that, he is known for his don’t-give-a-damn attitude. The only mistake was expecting him.

Celan, at that time, was living very simply and having no luck at all finding a decent job. You can hardly picture him in an office. Because of his morbidly sensitive nature, he nearly lost his one opportunity. The very day that I was going to his home to lunch with him, I found out that there was a position open for a German instructor at the Ecole normale supérieure, and that the appointment of a teacher would be imminent. I tried to persuade Celan that it was of the utmost importance for him to appeal vigorously to the German specialist in whose hands the matter resided. He answered that he would not do anything about it, that the professor in question gave him the cold shoulder, and that he would for no price leave himself open to rejection, which, according to him, was certain. Insistence seemed useless. Returning home, it occurred to me to send him by pneumatique, a message in which I pointed out to him the folly of allowing such an opportunity to slip away. Finally he called the professor, and the matter was settled in a few minutes. “I was wrong about him,” he told me later. I won’t go so far as to propose that he saw a potential enemy in every man; however, what was certain was that he lived in fear of disappointment or outright betrayal. His inability to be detached or cynical made his life a nightmare. I will never forget the evening I spent with him when the widow of a poet had, out of literary jealousy, launched an unspeakably vile campaign against him in France and Germany, accusing him of having plagiarized her husband. “There isn’t anyone in the world more miserable than I am,” Celan kept saying. Pride doesn’t soothe fury, even less despair.

Something within him must have been broken very early on, even before the misfortunes which crashed down upon his people and himself. I recall a summer afternoon spent at his wife’s lovely country place, about forty miles from Paris. It was a magnificent day. Everything invoked relaxation, bliss, illusion. Celan, in a lounge chair, tried unsuccessfully to be lighthearted. He seemed awkward, as if he didn’t belong, as though that brilliance was not for him. What can I be looking for here? he must have been thinking. And, in fact, what was he seeking in the innocence of that garden, this man who was guilty of being unhappy, and condemned not to find his place anywhere? It would be wrong to say that I felt truly ill at ease; nevertheless, the fact was that everything about my host, including his smile, was tinged with a pained charm, and something like a sense of nonfuture.

Is it a privilege or a curse to be marked by misfortune? Both at once. This double face defines tragedy. So Celan was a figure, a tragic being. And for that he is for us somewhat more than a poet .

E. M. Cioran, “Encounters with Paul Celan,” in Translating Tradition: Paul Celan in France, edited by Benjamin Hollander (San Francisco: ACTS 8/9,1988): 151-52.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s