Hiển nhiên | Of course – Miroslav Holub

Miroslav Holub, vốn là một nhà bệnh lý học lâm sàng và nhà miễn dịch học, cũng là một người có kiến thức về triết học sâu và rộng, có thể được xem như là bậc thầy trong việc khám phá những mối liên hệ giữa những chân lý khoa học và triết học, bằng một giọng thơ hài hước và cách diễn đạt thông minh. Bài thơ này là một ví dụ.

HIỂN NHIÊN

Tất nhiên rồi
Triết học đầu tiên
là triết học của gan, thận,
cơ tim, đảo tụy,
tủy xương đỏ
và tế bào gốc,
vô hạn theo cách riêng của chúng.

Trong chương trình cấy ghép Socrate,
diễn ngôn về cơ thể, dao và điện tử,
một bản ngã yếu đuối bị bó buộc với bản ngã khác,
trong khi một bậc thầy điêu luyện tự động
chơi violin độc tấu, được đệm theo bằng một dàn nhạc
với những kèn trumpet tắt tiếng.

Mozart lẽ ra phải được nhận một quả thận,
Spinoza đang chờ đợi một lá phổi mới
và Kierkegaard cần một trái tim,
hoặc ít nhất là một van tim.
Tất cả đều vô ích.

Bởi vì
máu thịt
trong móng vuốt của bầy chim hang động của sự mê mụ
mới là trí tuệ duy nhất
mới, có thực,
và có thể truyền tải được.


Phan Quỳnh Trâm dịch từ bản dịch tiếng Anh “Of course” trong Miroslav Holub, Poems Before and After (Bloodaxe Books, 2006)

OF COURSE

Of course
the first philosophy
is the philosophy of the liver, the kidneys,
heart-muscle, pancreatic islets,
red bone-marrow
and stem cells,
infinite in their own fashion.


In the Socratic transplant programme,
that discourse of body, knife and electronics,
one spirit-less Self is corssed with another,
while an automatic virtuoso
plays solo violin, accompanied by an orchestra
with muted trumpets.

Mozart ought to have received a kidney,
Spinoza was waiting for a new lungs
and Kierkegaard needed a heart,
or at least a valve.
All in vain.

Because
that bloody flesh
in the claws of the cave birds of narcosis
is the only wisdom
new, real,
and transmittable.

Leave a comment