Tác phẩm của một tiểu thuyết gia lớn bao giờ cũng dựa trên hai hoặc ba tư tưởng triết học. Đối với Stendhal, đó là ý niệm về Bản Ngã và Tự Do; với Balzac, bí ẩn của lịch sử như là sự xuất hiện của ý nghĩa trong những sự kiện may rủi; đối với Proust, cách quá khứ liên hệ với hiện tại và sự hiện diện của thời gian trôi qua. Chức năng của tiểu thuyết gia không phải là trình bày những ý tưởng này theo chủ đề mà làm cho chúng hiện hữu cho chúng ta theo cách mà sự vật hiện hữu. Vai trò của Stendhal không phải là thuyết giảng về tính chủ quan, ông chỉ cần cho nó hiện diện là đủ.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là khi các nhà văn thật sự quan tâm đến triết học thì họ lại gặp khó khăn trong việc nhận ra mối liên hệ của chúng. Stendhal thì ca ngợi lên tận mây xanh các nhà tư tưởng học; Balzac thì tự thỏa hiệp với những quan điểm về mối quan hệ biểu đạt của linh hồn và thể xác, kinh tế và văn minh, bằng cách diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ của thuyết duy linh. Proust thì đôi khi biến trực giác của ông về thời gian thành một thứ triết học tương đối hoài nghi và những lúc khác thì với hy vọng về sự bất tử, vốn cũng bóp méo nó không kém. Valery bác bỏ các triết gia, những người muốn ít nhất muốn thôn tính quyển Introduction à la méthode de Léonard de Vinci. Trong một thời gian dài, dường như triết học và văn chương không chỉ có những cách nói khác nhau mà còn có những đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, kể từ cuối thế kỷ 19, mối quan hệ giữa chúng ngày càng khăng khít hơn. Dấu hiệu đầu tiên của sự hòa giải này là sự xuất hiện của các phương thức biểu đạt kết hợp có những yếu tố của nhật ký riêng tư, luận thuyết triết học và đối thoại. Tác phẩm của Peguy là một ví dụ điển hình. Tại sao kể từ đó một nhà văn cần phải sử dụng đồng thời các quy chiếu triết học, chính trị và văn học để thể hiện mình? Bởi vì một khía cạnh nghiên cứu mới đã được mở ra. “Mỗi người đều có một siêu hình học hoặc rõ ràng hoặc tiềm ẩn hoặc anh ta không tồn tại.” Những tác phẩm trí tuệ luôn quan tâm đến việc thiết lập một thái độ nhất định đối với thế giới, trong đó văn học và triết học, như chính trị, chỉ là những biểu hiện khác nhau; nhưng chỉ đến bây giờ mối quan tâm này mới trở nên rõ ràng. Người ta đã không chờ đợi cho sự ra đời của triết học hiện sinh ở Pháp mới định nghĩa tất cả sự sống như là siêu hình học tiềm ẩn và tất cả siêu hình học như một “sự giải trình” cho cuộc sống con người.
Phan Quỳnh Trâm trích dịch từ “Metaphysics and the Novel”, trong Merleau-Ponty, M. (1992). Sense and non-sense. Evanston, Ill. Northwestern University Press.
The work of a great novelist always rests on two or three philosophical ideas. For Stendhal, these are the notions of the Ego and Liberty; for Balzac, the mystery of history as the appearance of a meaning in chance events; for Proust, the way the past is involved in the present and the presence of times gone by. The function of the novelist is not to state these ideas thematically but to make them exist for us in the way that things exist. Stendhal’s role is not to hold forth on subjectivity; it is enough that he make it present.
It is nonetheless surprising that, when writers do take a deliberate interest in philosophy, they have such difficulty in recognizing their affinities. Stendhal praises ideologists to the skies; Balzac compromises his views on the expressive relations of body and soul, economics and civilization, by couching them in the language of spiritualism. Proust sometimes translates his intuition about time into a relativistic and skeptical philosophy and at other times into hopes of, immortality which distort it just as much. Valery repudiated the philosophers who wanted at least to annex the Introduction à la methode de Leonard de Vinci. For a long time it looked as if philosophy and literature not only had different ways of saying things but had different objects as well.
Since the end of the 19th century, however, the ties between them have been getting closer and closer. The first sign of this reconciliation was the appearance of hybrid modes of expression having elements of the intimate diary, the philosophical treatise, and the dialogue. Peguy’s work is a good example. Why should a writer from then on need to use simultaneous references to philosophy, politics, and literature in order to express himself? Because a new dimension of investigation was opened up. “Everyone has a metaphysics-explicit or implicit-or he does not exist.” Intellectual works had always been concerned with establishing a certain attitude toward the world, of which literature and philosophy, like politics, are just different expressions; but only now had this concern become explicit. One did not wait for the introduction of existential philosophy in France to define all life as latent metaphysics and all metaphysics as an “explicitation” of human life.