Những Gợi Ý Cho Việc Viết Văn (2) | The Collected “Maxims” – W.G. Sebald

W.G. Sebald (8 May ‘44 – 14 Dec ’01), hay Max Sebald, nhà văn, nhà thơ người Đức, sống, dạy học và sáng tác ở Anh từ cuối thập niên 60; được biết đến trong thế giới văn chương Anh ngữ nhờ những bản dịch Vertigo, The Emigrants, The Rings of Saturn của Michael Hulse và Austerlitz của Anthea Bell (giải National Book Critics Circle Award năm 2001 cho tiểu thuyết) . Ông được nhiều nhà phê bình văn học xem là một trong những nhà văn lớn nhất của thời đại. Susan Sontag, người rất ngưỡng mộ ông, đã viết nhiều bài tiểu luận và phê bình về ông và những tác phẩm của ông. Bà viết về quyển Emigrants: “Liệu sự vĩ đại về văn chương vẫn còn khả dĩ. […] Một sự nghiệp văn chương cao nhã sẽ như thế nào trong lúc này? Một trong những câu trả lời sẵn dành cho độc giả tiếng Anh là tác phẩm của W.S. Sebald”. Cuối đời, Sontag còn có ý định thu thập tài liệu để làm một quyển sách hình ảnh kèm theo những lời bình luận về Sebald nhưng chưa thực hiện xong thì bà đã từ trần vào năm 2004. Sebald mất trước đó 3 năm, vào cuối năm 2001, trong một tai nạn xe hơi do một cơn đau tim. Ông dạy buổi học cuối cùng của khoá viết văn ở trường đại học East Anglia, Norwich, Anh, chỉ ba ngày trước khi qua đời. Hai trong số 16 sinh viên của lớp học ấy, David Lambert và Robert McGill, đã ghi lại những lời giảng của Sebald và, chúng đã được đăng lại dưới tên “The Collected ‘Maxims’”, một cách có chọn lọc, trong một số báo tưởng niệm Sebald của nhà xuất bản Anh Hamish Hamilton. Tôi chọn dịch một số những lời giảng ấy và đăng thành hai kỳ trên blog này.

Xem phần một ở đây: https://phanquynhtram.com/2017/11/10/nhung-goi-y-cho-viec-viet-van-the-collected-maxims-w-g-sebald/ —

  • Tôi chỉ có thể khuyến khích là bạn ăn cắp càng nhiều càng tốt. Sẽ chẳng ai nhận ra đâu. Bạn nên giữ một quyển sổ ghi lại những điều lý thú nho nhỏ, nhưng đừng viết xuống xuất xứ, rồi vài năm sau đó bạn có thể quay lại với quyển sổ và xem chúng như là của chính bạn mà không phải thấy tội lỗi gì cả.
  • Đừng ngại đưa ra những trích dẫn kỳ lạ, hùng hồn và ghép chúng vào câu chuyện của bạn. Điều ấy sẽ làm lời văn của bạn thêm phong phú. Những lời trích dẫn giống như men hoặc một thứ nguyên liệu người ta thêm vào.
  • Hãy nhìn vào những quyển bách khoa toàn thư cũ. Chúng có một cách nhìn khác. Chúng cố để được hoàn thiện và có cấu trúc nhưng thật ra chúng chỉ là những điều được lượm lặt ngẫu nhiên đây đó và được cho là đại diện cho thế giới của chúng ta.
  • Một hình thức cấu trúc chặt chẽ sẽ mở ra nhiều khả thể. Hãy lấy một khuôn mẫu, một mô hình đã được thiết lập hay một tiểu thể loại và viết trên nó. Trong chuyện viết lách, giới hạn đem lại tự do.
  • Nếu bạn soi kỹ bạn có thể tìm thấy vấn đề với tất cả các nhà văn. Và đều đó phải mang lại cho bạn niềm hy vọng. Và bạn càng giỏi nhận thấy những vấn đề này, thì bạn càng giỏi tránh chúng.
  • Viết không nên tạo ấn tượng là người viết đang cố gắng ‘nên thơ’.
  • Những câu văn dài tránh cho bạn việc phải luôn lập lại chủ ngữ (Gertie làm điều này, Gertie cảm thấy điều nọ v.v.)
  • Hãy tránh những câu văn chỉ dùng vào mục đích thiết lập những câu văn sau đó.
  • Hãy dùng chữ ‘và’ càng ít càng tốt. Hãy thử dùng những liên từ khác nhau.
  • ‘Chi tiết đáng kể’ làm sinh động những tình thế nhàm chán. Bạn cần sự quan sát nhạy bén và tàn nhẫn.
  • Những điều kỳ quặc là những gì thú vị.
  • Các nhân vật cần chi tiết để neo chặt họ vào trong tâm trí bạn.
  • Đừng sửa đổi quá nhiều không thì nó sẽ biến thành một tác phẩm chắp vá.
  • Rất nhiều thứ có thể tự giải quyết chỉ bằng cách nằm trong ngăn kéo một thời gian.
  • Đừng lắng nghe ai cả. Ngay cả chúng tôi cũng thế. Tai hoạ đấy.


Phan Quỳnh Trâm dịch từ W.G. Sebald, “The Collected Maxims”, David Lambert và Robert McGill chọn lọc, Five Dials, Số 5, Hamish Hamilton xuất bản.

  • I can only encourage you to steal as much as you can. No one will ever notice. You should keep a notebook of tidbits, but don’t write down the attributions, and then after a couple of years you can come back to the notebook and treat the stuff as your own without guilt.
  • Don’t be afraid to bring in strange, eloquent quotations and graft them into your story. It enriches the prose. Quotations are like yeast or some ingredient one adds.
  • Look in older encyclopaedias. They have a different eye. They attempt to be complete and structured but in fact are completely random collected things that are supposed to represent our world.
  • A tight structural form opens possibilities. Take a pattern, an established model or sub-genre, and write to it. In writing, limitation gives freedom.
  • If you look carefully you can find problems in all writers. And that should give you great hope. And the better you get at identifying these problems, the better you will be at avoiding them.
  • Writing should not create the impression that the writer is trying to be ‘poetic’.
  • Long sentences prevent you from having continually to name the subject (‘Gertie did this, Gertie felt that’ etc.).
  • Avoid sentences that serve only to set up later sentences.
  • Use the word ‘and’ as little as possible. Try for variety in conjunctions.
  • ‘Significant detail’ enlivens otherwise mundane situations. You need acute, merciless observation
  • Oddities are interesting.
  • Characters need details that will anchor themselves in your mind.
  • Don’t revise too much or it turns into patchwork.
  • Lots of things resolve themselves just by being in the drawer a while.
  • Don’t listen to anyone. Not us, either. It’s fatal.

 

3 thoughts on “Những Gợi Ý Cho Việc Viết Văn (2) | The Collected “Maxims” – W.G. Sebald

  1. “nhưng đừng viết xuống những thuộc tính” Bạn có thể vui lòng cắt nghĩa rõ hơn cho mình câu này được không, mình thật sự không hiểu “thuộc tính” ý chỉ gì. Cảm ơn.

    Like

    1. thuộc tính: đặc tính riêng vốn có của một sự vật. Bạn có thể dò từ điển tiếng Việt :). Giả sử bạn viết xuống một cụm từ nào đó, có cả danh từ và tính từ; thì Sebald khuyên chỉ nên viết xuống danh từ, bỏ đi tính từ, chẳng hạn vậy.

      Liked by 1 person

Leave a comment