Nhật ký IV 1942-1945(1)| Notebooks IV 1942-1945(1) – Albert Camus

“Hãy sống và chết trước gương”. Baudelaire nói. Hai chữ “và chết” không được chú ý đúng mức. “Sống” thì ai cũng có thể đồng ý. Nhưng để làm chủ cái chết, đó là điều không dễ.

***

Bí mật vũ trụ của tôi: hình dung về Thượng Đế mà không có sự bất tử của con người.

***

Bao giờ cũng có một thứ triết lý cho sự thiếu dũng khí.

***

Có một giai đoạn trong sự đau khổ, hay trong bất kỳ một cảm xúc, một đam mê nào, khi nó thuộc về những gì riêng tư nhất và không thể diễn đạt được trong con người, có một giai đoạn khi nó thuộc về nghệ thuật. Nhưng trong những khoảnh khắc đầu tiên, nghệ thuật không thể làm gì được với nó. Nghệ thuật chính là khoảng cách mà thời gian dành cho sự đau khổ. Đó là sự siêu nghiệm của con người trong quan hệ với chính bản thân mình.

***

Cho một tâm lý rộng lượng.
Chúng ta giúp một người bằng cách tạo cho người đó một hình ảnh tốt đẹp về bản thân họ hơn là cứ liên tục nhắc nhở họ về những thiếu sót. Mỗi cá nhân thường cố gắng sống với hình ảnh tốt đẹp nhất của mình. Điều này có thể được áp dụng vào giáo dục, lịch sử, triết học, chính trị. Ví dụ, chúng ta là kết quả của hai mươi thế kỷ của hình tượng Cơ đốc giáo. Trong suốt hai ngàn năm, con người đã bị biểu thị một hình ảnh nhục nhã về chính mình. Kết quả thật hiển nhiên. Dù gì đi nữa, cũng chẳng ai biết được chúng ta sẽ trở thành cái gì nếu hai mươi thế kỷ đó cứ bám vào một lý tưởng cổ điển với diện mạo đẹp đẽ của con người.

***

Các triết gia thời cổ đại (và với lý do chính đáng) suy tưởng nhiều hơn đọc. Đó là lý do tại sao họ rất chặt chẽ với những gì cụ thể. In ấn đã thay đổi điều đó. Người ta đọc nhiều hơn là suy tưởng. Chúng ta không có triết học mà chỉ có bình luận. Đó là điều Gilson đã nói khi lập luận rằng thời đại của các triết gia quan tâm đến triết học đã được kế tục bởi thời đại của các giáo sư triết học quan tâm đến các triết gia. Thái độ này bao gồm cả sự khiêm tốn và bất lực. Và khi một nhà tư tưởng bắt đầu quyển sách của mình bằng câu: ‘Hãy bắt đầu lại mọi thứ’, người ta sẽ mỉm cười. Chúng ta đã đi đến mức là ngày nay một quyển sách triết học được xuất bản mà không dựa trên bất kỳ một quyền lực, trích dẫn, bình luận nào, v.v., sẽ không được coi trọng. Vậy mà…


Phan Quỳnh Trâm trích dịch từ bản dịch tiếng Anh của Philip Thody và Justin O’Brien trong Camus, A. Notebooks (1935-1951), Marlowe & Co, 1998


“Live and die in front of a mirror”. Baudelaire says. The words “and die” are not sufficiently noticed. As for living, everyone agrees. But to be master of one’s death, that is the hard thing.

***

Secret of my universe: imagining God without human immortality.

***

There is always a philosophy for the lack of courage

There is a stage in suffering, or in any emotion, or passion, when it belongs to what is most personal and inexpressible in man and there is a stage when it belongs to art. But in its first moments art can never do anything with it. Art is the distance that time gives to suffering.
It is man’s transcendence in relation to himself.

***

For a generous psychology.
We help a person more by giving him a favourable image if himself than by constantly confronting him with his faults. Everyone normally tries to be like the best image of himself. Can be extended to education, history and politics. We, for example, are the result of twenty centuries of Christian imagery. For 2,000 years man has been presented with a humiliated image of himself. We can see the result. Who, in any case, can say what we would have become if these twenty centuries had seen the continuation of the classical ideal with its admirable image of man?

***

Philosophers in the ancient world (and with good reason) thought much more than they read. That is why they stuck so closely to concrete cases. Printing has changed that. People read more than they think. We don’t have philosophies but merely commentaries. This is what Gilsons says in arguing that the age of philosophers concerned with philosophy has been followed by the age of professors of philosophy concerned with philosophers.
This attitude contains both modesty and impotence. And a thinker who began his book with the words: “Let us take things from the beginning’ would raise some smiles. We have reached the point where a book of philosophy published nowadays that did not rely on any authority, quotation, commentary, etc. would not be teaken seriously. And yet…

Leave a comment