Tam Giác Thận Trọng | Prudent Triangle – Vasko Popa

Tranh: Kandinsky, Bunt Im Dreieck (Variegation in the triangle), 1927.

Vasko Popa (1922-1991) là một trong những nhà thơ quan trọng nhất của Serbia trong nửa sau thế kỷ 20. Thời sinh viên, ông học Triết Học, rồi sau đó, học Sư phạm; tuy nhiên nghề nghiệp chính của ông là biên tập viên cho một số tờ báo. Tổng cộng ông xuất bản được 8 tập thơ. Dù sống dưới chế độ cộng sản nhưng thơ của ông mang nhiều nét siêu thực, từ ảnh hưởng của thơ Pháp, hơn là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn được xem là dòng thơ chính thống trong nước. Tính chất siêu thực ấy được kết hợp hài hoà với tính chất dân dã trong ca dao và văn hoá dân gian của Serbia khiến thơ của Popa có đặc trưng riêng, vừa có tính hiện đại lại vừa có tính truyền thống. Thơ ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

TAM GIÁC THẬN TRỌNG
 
Ngày xửa ngày xưa có một hình tam giác
Nó có ba cạnh
Cạnh thứ tư nó giấu đi
Nơi trọng tâm nóng bỏng của nó

Ngày đến nó leo lên ba đỉnh
Và chiêm ngưỡng trọng tâm của mình
Đêm về nó nghỉ ngơi
Ở một trong ba góc

Mỗi rạng đông nó ngắm nhìn ba cạnh
Biến thành ba bánh xe bằng lửa
Và biến mất trong màu xanh không bao giờ trở lại

Nó lấy cạnh thứ tư của mình
Ôm lấy nó và đập vỡ nó ba lần
Rồi giấu nó đi ở nơi chốn cũ

Và nó lại có ba cạnh

Rồi nó lại trèo lên mỗi ngày
Lên ba đỉnh
Và chiêm ngưỡng trọng tâm của nó
Rồi đêm đến nó lại nghỉ ngơi
ở một trong ba góc.


Phan Quỳnh Trâm dịch từ bản dịch tiếng Anh của Anne Pennington, trong Vasko Popa, Collected Poem, Anvil Press Poetry, 1997.

PRUDENT TRIANGLE

Once upon a time there was a triangle
It had three sides
The fourth it kept hidden
In its burning center

By day it climbed its three peaks
And admired its center
At night it rested
In one of its three angles

Each dawn it watched its three sides
Turn into three fiery wheels
And vanish in the blue of never return

It took its fourth side
Embraced it and broke it three times
To hide it again in its old place

And again it had only three sides

And again it climbed each day
To its three peaks
And admired its center
While at night it rested
In one of its angles

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s