Những Gợi Ý Cho Việc Viết Văn | The Collected “Maxims” – W.G. Sebald

W.G. Sebald (8 May ‘44 – 14 Dec ’01), hay Max Sebald, nhà văn, nhà thơ người Đức, sống, dạy học và sáng tác ở Anh từ cuối thập niên 60; được biết đến trong thế giới văn chương Anh ngữ nhờ những bản dịch Vertigo, The Emigrants, The Rings of Saturn của Michael Hulse và Austerlitz của Anthea Bell (giải National Book Critics Circle Award năm 2001 cho tiểu thuyết) . Ông được nhiều nhà phê bình văn học xem là một trong những nhà văn lớn nhất của thời đại. Susan Sontag, người rất ngưỡng mộ ông, đã viết nhiều bài tiểu luận và phê bình về ông và những tác phẩm của ông. Bà viết về quyển Emigrants: “Liệu sự vĩ đại về văn chương vẫn còn khả dĩ. […] Một sự nghiệp văn chương cao nhã sẽ như thế nào trong lúc này? Một trong những câu trả lời sẵn dành cho độc giả tiếng Anh là tác phẩm của W.S. Sebald”. Cuối đời, Sontag còn có ý định thu thập tài liệu để làm một quyển sách hình ảnh kèm theo những lời bình luận về Sebald nhưng chưa thực hiện xong thì bà đã từ trần vào năm 2004. Sebald mất trước đó 3 năm, vào cuối năm 2001, trong một tai nạn xe hơi do một cơn đau tim. Ông dạy buổi học cuối cùng của khoá viết văn ở trường đại học East Anglia, Norwich, Anh, chỉ ba ngày trước khi qua đời. Hai trong số 16 sinh viên của lớp học ấy, David Lambert và Robert McGill, đã ghi lại những lời giảng của Sebald và, chúng đã được đăng lại dưới tên “The Collected ‘Maxims’”, một cách có chọn lọc, trong một số báo tưởng niệm Sebald của nhà xuất bản Anh Hamish Hamilton. Tôi chọn dịch một số những lời giảng ấy và đăng thành hai kỳ trên blog này.

• Tiểu thuyết nên có đâu đó một sự hiện diện ma quái trong nó, một thứ gì đó toàn trí. Điều ấy tạo cho nó một hiện thực khác.

• Viết là để khám phá ra những điều mà cho đến nay chưa được nhìn thấy. Nếu không thì quá trình ấy chả có ý nghĩa gì cả.

• Bằng mọi giá hãy có tính thử nghiệm, nhưng hãy để người đọc là một phần của sự thử nghiệm.

• Hãy viết về những điều tối nghĩa, nhưng đừng viết một cách tối nghĩa.

• Có một giá trị nào đó trong việc để cho một vài phần trong tác phẩm của bạn tối nghĩa.

• Thời hiện tại thì thích hợp với hài kịch. Thời quá khứ đã qua và đương nhiên là sầu muộn.

• Có một loại người dẫn chuyện, một người ghi chép sự kiện; hắn thản nhiên, hắn đã thấy tất cả.

• Bạn không thể cho thiếu sót trong một văn bản là do trạng thái của một nhân vật trong đó. Ví dụ, “hắn không biết phong cảnh ấy nên không diễn tả được, “hắn quá say nên không thể biết điều này điều nọ.”

• Bạn phải sắp đặt mọi thứ thật thấu đáo trong thời gian và nơi chốn trừ khi bạn có lý do chính đáng [để không làm thế]. Những tác giả trẻ thường quá lo lắng về việc làm sao để mọi thứ có thể di chuyển trên đường ray, mà lại không lo lắng đủ về những gì xảy ra ở hai bên đường ray.

• Khí tượng học không phải là không cần thiết cho câu chuyện. Đừng ác cảm với việc chú ý đến thời tiết.

• Rất khó, nếu không muốn nói là bất khả, để có chuyển động vật lý đúng khi viết. Điều quan trọng là nó phải có hiệu quả cho người đọc, ngay cả khi nó không chính xác. Bạn có thể dùng dấu chấm lửng, rút ngắn một chuỗi những hành động; bạn không cần phải khó nhọc miêu tả từng hành động một.

• Đôi khi bạn phải phóng đại một thứ gì đó, mô tả nó một cách dư dật theo cách vòng vo. Và trong quá trình ấy bạn sẽ khám phá ra điều gì đó.

• Hãy đọc những quyển sách không liên quan gì đến văn học.


Phan Quỳnh Trâm dịch từ W.G. Sebald, “The Collected Maxims”, David Lambert và Robert McGill chọn lọc, Five Dials, Số 5, Hamish Hamilton xuất bản.

• Fiction should have a ghostlike presence in it somewhere, something omniscient. It makes it a different reality.

• Writing is about discovering things hitherto unseen. Otherwise there’s no point to the process.

• By all means be experimental, but let the reader be part of the experiment.

• Write about obscure things but don’t write obscurely.

• There is a certain merit in leaving some parts of your writing obscure.

• The present tense lends itself to comedy. The past is foregone and naturally melancholic.

• There is a species of narrator, the chronicler; he’s dispassionate, he’s seen it all.

• You can’t attribute a shortcoming in a text to the state a character is in. For example, ‘he doesn’t know the landscape so he can’t describe it’ ,‘he’s drunk so he can’t know this or that’.

• You need to set things very thoroughly in time and place unless you have good reasons [not to]. Young authors are often too worried about getting things moving on the rails, and not worried enough about what’s on either side of the tracks.

• Meteorology is not superfluous to the story. Don’t have an aversion to noticing the weather.

• It’s very difficult, not to say impossible, to get physical movement right when writing. The important thing is that it should work for the reader, even if it is not accurate. You can use ellipsis, abbreviate a sequence of actions; you needn’t laboriously describe each one.

• You sometimes need to magnify something, describe it amply in a roundabout way. And in the process you discover something.

• Read books that have nothing to do with literature.

2 thoughts on “Những Gợi Ý Cho Việc Viết Văn | The Collected “Maxims” – W.G. Sebald

Leave a comment