Những Suy Nghĩ Về Thơ – Vera Pavlova

Vera Pavlova, sinh năm 1963 tại Moscow, là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Nga hiện nay. Bà học đại học về âm nhạc, chuyên về cả sáng tác, biểu diễn và nghiên cứu. Tuy nhiên sự nghiệp chính của bà là ở lãnh vực văn học. Thơ của bà được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Những suy nghĩ về thơ của bà cũng rất hấp dẫn người đọc ở sự tinh tế và sâu sắc của chúng.

 

Thơ phải nên được viết theo cách người ta phạm tội tà dâm: khi trốn chạy, một cách kín đáo, trong thời điểm không được tính đến. Và rồi bạn trở về nhà, như thể chẳng có chuyện gì xảy ra.

Tôi đi ngủ với một bài thơ còn dang dở trong miệng và tôi chẳng thể hôn được.

Chọn một miếng gỗ đang trôi trên sông và dõi theo nó xuống dòng chảy bằng cái nhìn của bạn, tiếp tục nhìn nó, mà không nhìn xa hơn dòng chảy. Đó là cách mà thơ nên được đọc: bằng nhịp điệu của một dòng.

Tôi đem chữ vào thơ như cách tôi sắp hành lý cho một chuyến đi ngoại quốc, chỉ chọn những gì cần thiết nhất, chỉnh tề nhất, nhẹ nhất, và gọn gàng nhất.

Trong một bài thơ, thơ là vị khách. Đôi khi khách ở lại lâu, nhưng không bao giờ là mãi mãi.

Một ngư dân nói với tôi: “Làm thơ cũng giống như đào tìm giun đất: bạn nắm phần đuôi của nó và kéo. Nếu kéo quá mạnh, nó sẽ đứt; nếu không đủ mạnh, nó sẽ chạy mất”.

Văn xuôi: một trận đá bóng được chiếu toàn bộ.
Thơ: cũng trận bóng đó nhưng chỉ được chiếu những đoạn ghi bàn hoặc sắp ghi bàn.

Để ấp một bài thơ, tôi đi mua đồ tạp hoá. Trả tiền cho người thu ngân, lấy tiền thối, về nhà với một bài thơ hoàn chỉnh và không có đồ tạp hoá nào.

Nằm trong bồn tắm nước nóng, tôi kiếm tìm một dòng để kết thúc bài thơ, tìm thấy nó, tôi cảm thấy lạnh run trên xương sống

Một bài thơ lý tưởng: mỗi dòng của nó có thể dùng làm nhan đề cho một cuốn sách.

Chỉ ở trong thơ mới có thể có những lời nói khẳng định, nhịp điệu phủ nhận, cú pháp nghi ngờ, trong khi nhà thơ không biết ai đúng. Và ngay cả khi hắn biết, hắn cũng sẽ không nói ra.

Bằng cách đem sách của tôi làm quà tặng, tôi đánh dấu lãnh thổ của mình.

Trong một bài thơ chữ không tương đồng với ý nghĩa của nó như cách nó được định nghĩa trong từ điển, bởi vì hoặc là ý nghĩa của một bài thơ hoàn toàn khác, hoặc nó là như thế nhưng chính xác hơn gấp ngàn lần.

Tôi viết để cân bằng áp lực từ bên ngoài và từ bên trong, để tránh bị đè bẹp (vì đau khổ) hoặc bị nổ tung (vì hạnh phúc).

Bài thơ càng dài, thì ấn tượng về việc nó được đọc từ bên trên càng yếu: Thiên đàng không rườm rà. Hơn nữa, bạn càng nói nhiều, bạn càng nói dối.

Những quy tắc trong thơ có thể được phá vỡ, nhưng phải được thực hiện với một sự say mê, không nhìn lại, như cách D. lái chiếc Ferrari của ông trên những con đường cao tốc ở Europe, quá giới hạn tốc độ nhiều đến mức những cái radars không thể chụp được trong khung ảnh của chúng.

Mandelstam: “Thơ là sự chắc chắn của lẽ phải”. Brodsky: “Thơ là trường phái của sự hoang moang.” Tôi thì chẳng chắc chắn gì về cả hai nhận định ấy.

Một nhà thơ cao tuổi gọi tôi là “người phụ nữ đẹp nhất trên đời” bởi vì ông đã chẳng thể nhớ tên tôi.

Tôi cảm thấy thế nào về những người không hiểu thơ tôi? Tôi hiểu họ.

Một nhà thơ tự nói về mình nói về bất cứ người nào. Bất kỳ người nào nói về một nhà thơ là nói về chính hắn.

Khi một nhà thơ chân chính chết, chúng ta nhận ra tất cả những bài thơ của ông đều là về cái chết.


Phan Quỳnh Trâm chọn dịch từ bản dịch của Steven Seymour https://www.poetryfoundation.org/poetrymagazine/articles/detail/69788

Poetry should be written the way adultery is committed: on the run, on the sly, during the time not accounted for. And then you come home, as if nothing ever happened.

Went to bed with an unfinished poem in my mouth and could not kiss.

Pick a piece of wood floating in the river and follow it down the current with your glance, keeping the eyes constantly on it, without getting ahead of the current. This is the way poetry should be read: at the pace of a line.

I put words into poems the way I pack a suitcase for a trip abroad, choosing only what is the most necessary, the most presentable, the lightest, and the most compact.

In a poem, poetry is a guest. At times the guest stays long, but never for good.

A fisherman told me: “Writing poetry must be like digging for earthworms: you grab the critter by the end and pull. Pull too hard, and it’ll break; not hard enough, it’ll get away.”

Prose: a soccer game shown in its entirety.
Poetry: the same game shown only in scoring or near-scoring episodes.
To help a poem hatch, I went to get some groceries. Paid the cashier, got my change, came home with a finished poem and no groceries.

Lying in a hot bathtub, I look for a line to finish a poem, find it, and feel cold shivers down my spine.

An ideal poem: every line of it can serve as a title for a book.

Only in poetry can it happen that words affirm, rhythm negates, syntax doubts, while the poet does not know who is in the right. And even if he does, he won’t say.

By giving my books as presents, I mark my territory.

In a poem a word is not equal to its meaning as it is defined in a dictionary, because either the meaning in a poem is totally different, or it is the same but a thousand times more precise.

I write to equalize the pressure from without and from within, to prevent being squashed (by misery) or being blown apart (by happiness).

The longer a poem, the weaker the impression that it has been dictated from above: Heaven is not verbose. Besides, the more you talk, the more you lie.
Rules in poetry can be broken, but that should be done with gusto, without looking back, the way D. drives his Ferrari on the highways of Europe: so much over the speed limit that radars cannot catch him in their photo frames.

Mandelstam: “Poetry is the certainty of being right.” Brodsky: “Poetry is the school of uncertainty.” I am not certain about either assertion.

An elderly poet called me “the most beautiful woman in the world” because he could not recall my name.

How do I feel about people who do not understand my poetry? I understand them.

A poet who speaks of himself speaks of any man. Any man who speaks of a poet speaks of himself.

When a true poet dies, we realize that all his poems were about death.

One thought on “Những Suy Nghĩ Về Thơ – Vera Pavlova

Leave a comment