KARL KRAUS (April 28, 1874 – June 12, 1936) Sinh năm 1874 tại Áo và mất năm 1936, Karl Kraus là một nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia và là người viết tiểu luận nổi tiếng trong nền văn học bằng tiếng Đức. Với một đầu óc sắc sảo và một văn phong tinh tế, Kraus thường phê phán những hiện tượng ông cho là sai lầm trong sinh hoạt văn hoá cũng như chính trị tại Áo. Nhiều nhà phê bình cho ông là bậc thầy trong nghệ thuật châm biếm. Ông được đề cử giải Nobel văn chương trong nhiều năm.
—
Văn chương thời nay: đơn thuốc do bệnh nhân viết.
Ngôn ngữ là mẹ đẻ của tư tưởng, không phải người hầu gái của nó.
Một câu cách ngôn không bao giờ trùng lắp với chân lý: nó hoặc là một nửa chân lý hoặc là một chân lý rưỡi.
Người ta không nên đọc một câu cách ngôn cho người đánh máy. Sẽ mất quá nhiều thời gian.
Tôi và quần chúng của tôi hiểu nhau rất rõ: họ không nghe những gì tôi nói, và tôi không nói những gì họ muốn nghe.
Cuộc nói chuyện khó hiểu nhất đi từ những người không dùng ngôn ngữ cho việc gì khác ngoài việc làm cho kẻ khác hiểu mình.
Ngôn ngữ của tôi là một cô gái điếm công cộng mà tôi biến thành một trinh nữ.
Người ta càng nhìn kỹ một chữ bao nhiêu, thì khoảng cách từ chữ ấy nhìn về càng lớn bấy nhiêu.
Ngôn ngữ là điều hão huyền duy nhất mà sức mạnh ảo tưởng của nó là vô tận; sự không mệt mỏi giữ cho đời sống khỏi bị bần cùng hoá. Hãy để cho con người học cách phục vụ ngôn ngữ.
Tôi đã rút ra từ cái giếng của ngôn ngữ nhiều ý tưởng mà tôi không có và không thể diễn tả thành lời.
Tác giả này sâu sắc đến mức khiến tôi, người đọc, mất một thời gian dài mới chạm đến được bề mặt của ông ấy.
Phần lớn các nhà văn không có phẩm chất nào khác hơn người đọc: goût thưởng ngoạn. Nhưng người đọc có goût thưởng ngoạn tốt hơn, vì hắn không viết – nhưng tốt hơn cả nếu hắn không đọc.
Chỉ có hắn, một nghệ sĩ, mới có thể biến một đáp án thành một câu đố.
Khởi thuỷ chưa hề có sự đạo văn.
—
Phan Quỳnh Trâm trích dịch từ bản dịch tiếng Anh của Harry John, trong Karl Kraus, Half-Truths and One-and-a-Half Truths: Selected Aphorisms, University of Chicago Press, 1990.
—
Today’s literature: prescriptions written by patients.
Language is the mother of thought, not its handmaiden.
An aphorism never coincides with the truth: it is either a half-truth or one-and-a-half truths.
One cannot dictate an aphorism to a typist. It would take too long
I and my public understand each other very well: it does not hear what I say, and I don’t say what it wants to hear.
The most incomprehensible talk comes from people who have no other use for language than to make themselves understood.
My language is the common prostitute that I turn into a virgin.
The closer one takes a look at a word, the greater the distance from which it looks back.
Language is the only chimera whose illusory power is endless, the inexhaustibility which keeps life from being impoverished. Let men learn to serve language.
I have drawn from the well of language many a thought which I do not have and which I could not put into words.
The author is so deep that it took me, the reader, a long time to get to his surface.
Most writers have no other quality than the reader: taste. But the latter has the better taste, because he does not write—and the best if he does not read.
Only he is an artist who can make a riddle out of a solution.
In the beginning there was no plagiarism.