ALBERT CAMUS, CHÀNG DON JUAN CỦA VĂN HỌC PHÁP
Camus qua đời cách đây đúng 63 năm trong một vụ tai nạn xe hơi, ngày 4 tháng 1 năm 1960. Ông đã đón giao thừa tại ngôi nhà ở vùng quê ở Lourmarin cùng gia đình người bạn thân và là nhà xuẩt bản, Michel Gallimard.
Ông đã có vé tàu để trở lại Paris cùng vợ con nhưng thay vào đó ông quyết định đi bằng xe với Gallimard. Ở Villeblevin, một thị trấn nhỏ, Michel bị mất kiểm soát tay lái và đâm vào một cái cây. Camus qua đời ngay lập tức, Gallimard qua đời vài ngày sau đó trong bệnh viện.
Nếu Camus không chết trong vụ tai nạn đó, ông đã có bốn cuộc hẹn với bốn người tình mà ông đã viết thư vài ngày trước đó. Theo một bài phê bình sách trên tờ Guardian năm 1997: “Vào tháng 12 năm 1959, mức độ lăng nhăng của Camus đã đạt đến bậc thầy ”. Ngày 29, anh viết cho Mi, một họa sĩ trẻ người Đan Mạch: “Sự chia ly khủng khiếp này ít nhất sẽ khiến chúng ta cảm thấy hơn bao giờ hết nhu cầu thường trực của chúng ta dành cho nhau.” Vào ngày 30, ông viết cho Catherine Sellers, một nữ diễn viên: “Chỉ muốn cho em biết rằng anh sẽ đến vào thứ Ba bằng xe. Anh hạnh phúc khi nghĩ đến việc gặp lại em đến mức vừa cười vừa viết thư này”. Vào ngày 31, ông viết thư cho Maria Casares, một nữ diễn viên nổi tiếng người Tây Ban Nha, thông minh, hóm hỉnh (“Nếu anh ấy [Camus] là Don Juan, cô ấy là Don Juan nữ”, Olivier Todd, người viết tiểu sử của Camus nói) và là người mà Camus đã có một mối tình đẹp trong 16 năm: “Hẹn gặp em vào thứ Ba, em yêu, anh hôn em và chúc phúc cho em từ tận đáy lòng.” (Năm 1997, Gallimard đã cho xuất bản những bức thư giữa Casares và Camus từ 1944-1959). Và còn có một lá thư khác cho một cuộc hẹn hò ở New York được gửi đến một nữ diễn viên người Mỹ, Patricia Blake, Camus gặp trong một chuyến đi Mỹ năm 1946. (1)
Trong Thần Thoại Sisyphus, (2) Camus miêu tả Don Juan (người đã mê hoặc Camus trong suốt cuộc đời của ông) như một người đàn ông phi lý: “Không phải vì thiếu tình yêu mà Don Juan đi từ người phụ nữ này sang người phụ nữ khác. Thật lố bịch khi miêu tả anh ta như một nhà thần bí đang tìm kiếm tình yêu trọn vẹn. Nhưng thực sự là vì anh ta yêu họ với cùng một niềm đam mê và mỗi lần trọn vẹn cả hồn lẫn xác nên anh ta phải lặp lại năng lực thiên phú và nhiệm vụ sâu sắc của mình. Bởi mỗi khi mỗi người phụ nữ hy vọng sẽ đem lại cho anh ta những gì mà chưa có người phụ nữ nào từng đem lại, họ lại hoàn toàn sai và chỉ càng làm cho anh ta cảm thấy cần phải lặp lại điều đó. ‘Cuối cùng thì,’ một trong số họ thốt lên, ’em đã dành hết tình yêu cho anh.’ Chúng ta có thể ngạc nhiên khi Don Juan cười khẩy vào điều này? ‘Cuối cùng? Không,’ anh ấy nói, ‘nhưng một lần nữa. Tại sao phải ít khi yêu để có thể yêu thật nhiều?’
Việc bảo vệ Don Juan của Camus có thể cũng là lời biện minh cho sự không chung thủy của ông ở thời điểm ấy và sau này. Sự thiếu chung thuỷ của Camus đã khiến vợ ông là Francine suy sụp tinh thần và nhiều lần định tự tử (nhưng bà đã sống thêm 19 năm sau cái chết của Camus), và khiến ông cảm thấy tội lỗi và bất lực, vì ông có yêu vợ (nhưng ông cũng yêu những người phụ nữ khác, dù không cùng một cách). Quyển Sa Đoạ (La Chute, xuất bản năm 1956) (3) của ông được xem là kết tinh của tất cả những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức, của cảm giác tội lỗi, xấu hổ và bất lực của ông đối với bệnh trầm cảm vợ. Camus đã viết trong Sổ tay của mình “Người ta phải gặp được tình yêu trước khi gặp phải đạo đức. Nếu không hắn sẽ bị giằng xé”.
Mặc dù vậy: “Chúng ta phải có một tình yêu, một tình yêu lớn trong đời, vì nó là bằng chứng ngoại phạm cho tất cả những khoảnh khắc mà chúng ta chìm đắm trong nỗi tuyệt vọng vô cớ”.(4)
Nguồn:
1. theguardian.com/books/1997/oct/15/biography.albertcamus
2. Camus, Albert (1955). The Myth of Sisyphus and Other Essays. New York: Alfred A. Knopf.
3. Camus, Albert (2006), ( Robin Buss dịch), London: Penguin.
4. Camus, Albert (1998), Notebooks 1935-1951, (Philip Thody dịch) New York: Marlowe & Company
—-
ALBERT CAMUS, THE DON JUAN OF FRENCH LITERATURE
Camus died 63 years ago today in a car accident, January 4, 1960. He had spent New Year’s Eve at his country house in Lourmarin with his family and his good friend, the publisher, Michel Gallimard. He had a train ticket to go back to Paris with his wife and children but decided to go back by car with Gallimard instead. In Villeblevin, a small town, Michel lost control of his car and crashed into a tree. Camus was killed instantly, Gallimard died a few days later in a hospital.
Had Camus not died in that accident, he would have had four rendezvous with his four mistresses to whom he had written a few days earlier. According to a book review in the Guardian in 1997: “In December 1959, Camus’ womanising reached its apotheosis.” On the 29th he wrote to Mi, a young Danish painter: “This frightful separation will at least have made us feel more than ever the constant need we have for each other.” On the 30th, he wrote to Catherine Sellers, an actress: “Just to let you know I am arriving on Tuesday by car. I am so happy at the idea of seeing you again that I am laughing as I write.” On the 31st he wrote to Maria Casares, a famous Spanish actress, who was intelligent, witty (“If he [Camus] was a Don Juan, she was a Don Juana”, says Olivier Todd, Camus’ biographer) and with whom he had a beautiful relationship for 16 years: “See you Tuesday, my dear, I’m kissing you already and bless you from the bottom of my heart.” (In 1997, Gallimard published the letters between Casares and Camus from 1944-1959). There was also another letter to setup a date in New York sent to an American actress, Patricia Blake, whom Camus met in a trip to the US in 1946. (1)
In Camus’ The Myth of Sisyphus, (2) Camus portrays Don Juan (who fascinated Camus during his whole life) as an absurd man: “It is not through lac of love that Don Juan goes from woman to woman. It is ridiculous to represent him as a mystic in quest of total love but it is indeed because he loves them with the same passion, and each time with his whole self that he must repeat his gift and his profound quest. Whence each woman hopes to give him what no one has ever given him. Each time they are utterly wrong and merely manage to make him feel the need of that repetition. ‘At last’, exclaims one of them, ‘I have given you love.’ Can we be surprised that Don Juan laughs at this? ‘At last? No,’ he says, ‘but once more. Why should it be essential to love rarely in order to love much?'”
His defence of Don Juan was possibly the justification for his infidelity then and later. This drove his wife Francine to mental breakdown and several suicide attempts (but she did survive Camus by 19 years), about which Camus felt guilty and helpless, for he did love his wife (but he loved other women too, though not in the same way). His book, The Fall (La Chute, published in 1956), (3) is said to be the crystallisation of all his moral dilemmas, his guilt, shame and helplessness towards the depression of his wife. Camus writes in his notebook: “One must encounter love before having encountered ethics. Or else one is torn”.
Even so: “We must have one love, one great love in our life, since it gives us an alibi for all the moments when we are filled with motiveless despair”. (4)
Sources:
1. theguardian.com/books/1997/oct/15/biography.albertcamus
2. Camus, Albert (1955). The Myth of Sisyphus and Other Essays. New York: Alfred A. Knopf.
3. Camus, Albert (2006), (translated by Robin Buss), London: Penguin.
4. Camus, Albert (1998), Notebooks 1935-1951, (translated by Philip Thody) New York: Marlowe & Company