Suy Nghĩ Ngắn Về Sự Chính Xác | Brief Reflection on Accuracy – Miroslav Holub

Trong một bài viết về Miroslav Holub (là nhà thơ, bác sĩ, nhà nghiên cứu miễn dịch học), tác giả kể chuyện Holub được mời đến đọc thơ tại trường đại học San Francisco. Ông mở đầu phần đọc thơ với một câu đùa:
“Tôi là nhà thơ-nhà khoa học. Các bạn có biết sự khác nhau giữa nhà thơ và một nhà thơ-nhà khoa học là gì không?”. Khán giả chờ đợi. Ông nói: “Một nhà thơ thường đến muộn, nhưng một nhà thơ-nhà khoa học thì luôn đến đúng giờ”.
Tôi muốn dùng câu chuyện trên để giới thiệu bản dịch bài thơ của Holub dưới đây:

 

SUY NGHĨ NGẮN VỀ SỰ CHÍNH XÁC


luôn biết một cách chính xác nơi nào và khi nào để di chuyển,
và tương tự như thế
chim chóc cũng có giác quan chính xác bẩm sinh về thời gian
và phương hướng

Loài người, tuy vậy
thiếu những bản năng như thế, phải dùng đến những nghiên cứu khoa học. Bản chất của nó được minh hoạ bằng những gì xảy ra sau đây:

Một anh lính nào đó
phải bắn một phát đại bác vào đúng sáu giờ chiều mỗi ngày.
Là một người lính, anh đã làm thế. Khi tính chính xác của anh bị kiểm tra, anh giải thích:

Tôi dựa theo
chiếc đồng hồ thi kế hoàn toàn chính xác trên cửa sổ của người thợ làm đồng hồ ở dưới thành phố. Mỗi ngày vào lúc mười bảy giờ
bốn mươi lăm tôi vặn đồng hồ đeo tay của tôi theo đó và trèo lên ngọn đồi nơi khẩu đại bác của tôi đã đứng sẵn sàng.
Vào lúc mười bảy giờ năm mươi chín phút tôi bước đến khẩu đại bác và đúng mười tám giờ tôi cho nổ súng.

Và rõ ràng
phương pháp bắn súng này là hoàn toàn chính xác.
Và những gì cần phải làm là kiểm tra chiếc đồng hồ thi kế. Vì thế người thợ làm đồng hồ dưới thành phố đã được hỏi về
độ chính xác của dụng cụ của ông

Ồ, người thợ làm đồng hồ nói,
đây là dụng cụ chính xác nhất từ trước đến nay. Cứ tưởng tượng đi, từ nhiều năm nay một khẩu đại bác được bắn vào đúng sáu giờ.
Và mỗi ngày tôi nhìn vào chiếc đồng hồ này                  
và nó luôn chỉ chính xác sáu giờ.

Đồng hồ tích tắc và đại bác nổ.

Phan Quỳnh Trâm dịch từ bản dịch tiếng Anh “Brief Reflection on Accuracy” trong Miroslav Holub, Poems Before and After (Bloodaxe Books, 2006)

BRIEF REFLECTION ON ACCURACY

Fish
always accurately know where to move and when,
and likewise
birds have an accurate built-in time sense
and orientation.

Humanity, however,
lacking such instincts resorts to scientific
research. Its nature is illustrated by the following
occurrence.

A certain soldier
had to fire a cannon at six o’clock sharp every evening.
Being a soldier he did so. When his accuracy was
investigated he explained:

I go by
the absolutely accurate chronometer in the window
of the clockmaker down in the city. Every day at seventeen
forty-five I set my watch by it and
climb the hill where my cannon stands ready.
At seventeen fifty-nine precisely I step up to the cannon
and at eighteen hours sharp I fire.

And it was clear
that this method of firing was absolutely accurate.
All that was left was to check that chronometer. So
the clockmaker down in the city was questioned about
his instrument’s accuracy.

Oh, said the clockmaker,
this is one of the most accurate instruments ever. Just imagine,
for many years now a cannon has been fired at six o’clock sharp.
And every day I look at this chronometer
and always it shows exactly six.

Chronometers tick and cannon boom.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s