Một bài viết nhận định hay phê bình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau thường chỉ có giá trị khi có hai yếu tố; một: chống lại thói quen trong cảm nhận và suy nghĩ của người đọc và hai: có khả năng đúng. Những ý tưởng có khả năng đúng nhưng lại theo thói quen, kiểu “chính trị phải đạo” (political correctness) thì chẳng khác gì những ý nói leo, chẳng có gì đáng để bàn tới. Những ý tưởng cố tình chống lại thói quen nhưng lại sai từ căn bản thì cùng lắm chỉ được xem là trò lập dị hay nói ngông cho vui, cũng chẳng có giá trị gì. Tôi thấy trong tiếng Anh có một thành ngữ khá hay, đầy tinh thần… dân chủ, đó là “give something/someone the benefit of the doubt”, hiểu một cách nôm na: khi chưa hiểu rõ sự thật về một sự việc, hay một con người, thì hãy khoan kết luận. Cũng vậy, khi đối diện với một bài viết hay ý tưởng có tính gây tranh luận, tôi nghĩ nên “give it the benefit of the doubt”, thay vì vội vã kết luận là nó sai. Nếu tiếp tục suy nghĩ, tiếp tục lý giải, biết đâu người ta sẽ phát hiện ra nhiều điều hay ho, không chỉ có lợi cho bản thân mình, mà còn cho nhiều người khác.
Phan Quỳnh Trâm.
Tôi thích bài viết này. Ngắn gọn nhưng đúng với thực tế tôi đang gặp.
Xin phép tác giả PQT cho tôi post bài này ở mục “Lí luận – phê bình” trên Chữ Việt Forum. Trân trọng.
http://www.chuviet.net/t6884-topic#7775
LikeLike
Tôi thích bài viết này. Ngắn gọn nhưng đúng với thực tế tôi đang gặp.
Xin phép tác giả cho tôi post bài này ở mục “Lí luận – phê bình” trên Chữ Việt Forum. Trân trọng.
http://www.chuviet.net/t6884-topic#7775
LikeLike