Gertrude Stein viết về Picasso | Gertrude Stein on Picasso – Gertrude Stein

GERTRUDE STEIN (February 3, 1874 – July 27, 1946)
Painting: Gertrude Stein, Picasso, 1905-1906

Giới thiệu: Một trong những họa sĩ tôi thích nhất là Picasso (1881-1973) và một trong những nhà văn Mỹ tôi thích nhất là Gertrude Stein (1874-1946). Bởi vậy, tôi rất thích thú khi đọc cuốn sách của nhà văn tôi thích viết về người họa sĩ mà tôi thích, cuốn Picasso của Gertrude Stein, một thiên tài viết về một thiên tài. Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách nhiều lần. Là một nhà văn avant-garde và là nhà sưu tập tranh nổi tiếng, Gertrude Stein rất nhạy cảm trong việc thưởng thức tranh. Trong cuốn sách mỏng của bà có nhiều nhận xét rất độc đáo, sâu sắc và chính xác không những về sự nghiệp của Picasso mà còn về hội họa Âu châu trong nửa đầu thế kỷ 20. Nhưng điều tôi thích nhất là tình bạn giữa bà và Picasso.  Kết quả của tình bạn kéo dài mấy chục năm ấy là một bức chân dung Gertrude Stein do Picasso vẽ, một đoạn văn chân dung Picasso do Gertrude Stein “vẽ”, một bài thơ chân dung Picasso do Gertrude Stein viết (A Completed Portrait of Picasso), và cuốn sách viết về Picasso của Gertrude Stein. Đó là chưa kể trong những cuốn hồi ký của Gertrude Stein như The Autobiography of Alice B. Toklas (1933), Everybody’s Autobiography (1937), Paris France (1940), v.v.  Gertrude Stein cũng kể rất nhiều những câu chuyện thú vị về Picasso.

Nhiều nhà nghiên cứu về Gertrude Stein cho rằng khi Picasso bắt đầu vẽ theo lối lập thể vào năm 1909 thì Gertrude Stein cũng bắt đầu thử nghiệm cách viết lập thể trong những tác phẩm của mình. Tình bạn của Gertrude Stein và Picasso cũng đã giúp cả hai thăng hoa trong sáng tạo văn chương và hội hoạ.

Tôi dịch một số đoạn tiêu biểu trong cuốn sách này trong những ngày cuối cùng tôi ở Việt Nam để tặng các anh chị và các bạn văn nghệ sĩ tôi mới gặp ở Hà Nội và Sài Gòn trong chuyến về nước hai tuần ngắn ngủi nhưng rất thú vị và để lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp.

Phan Quỳnh Trâm
—-

1. Hội họa, trong thế kỷ 19, chỉ được vẽ ở Pháp, và bởi người Pháp, ngoài ra, nó không hề hiện hữu; trong thế kỷ 20, nó cũng được vẽ ở Pháp nhưng bởi người Tây Ban Nha. Ở thế kỷ 19, các họa sĩ phát hiện là họ luôn luôn cần người mẫu trước mặt, ở thế kỷ 20, họ phát hiện là không bao giờ nên nhìn vào một người mẫu nào cả.
 
2. Bạn bè của ông ở Paris là nhà văn hơn là họa sĩ, tại sao phải có bạn là họa sĩ trong khi ông đã có thể vẽ như ông có thể vẽ. Ông cần ý tưởng, ai cũng cần cả, nhưng không phải ý tưởng để vẽ, không, ông cần biết những ai quan tâm đến ý tưởng, còn ý tưởng để vẽ như thế nào thì từ khi mới ra đời ông đã biết hết rồi.
 
3. Người họa sĩ không tự nhận thức là hắn hiện hữu bên trong bản thân hắn, hắn nhận thức rằng hắn hiện hữu như một phản ánh của các đối tượng mà hắn đưa vào tranh và hắn sống trong sự phản ánh của các bức tranh, một nhà văn, một nhà văn nghiêm túc, tự nhận thức hắn hiện hữu bởi và trong chính hắn, hắn không hề hiện hữu trong sự phản ánh của các cuốn sách của hắn, để viết, trước hết, hắn phải hiện hữu trong chính hắn, nhưng đối với một họa sĩ, để vẽ được, bức tranh trước hết phải được hoàn thành bởi vậy tính vị kỷ của họa sĩ không giống chút nào với tính vị kỷ của nhà văn, và đó là lý do tại sao Picasso, vốn là người chỉ có thể tự diễn tả trong tranh, chỉ có bạn là nhà văn.

4. Điều tôi muốn nhấn mạnh là tài năng của Picasso hoàn toàn là tài năng của một họa sĩ và một người vẽ ký họa, ông là người luôn luôn cần làm rỗng chính mình, hoàn toàn làm rỗng chính mình, ông cần phải được kích thích thật nhiều để có thể linh hoạt đủ hầu làm cho bản thân mình hoàn toàn trống rỗng.

5. Ông trở về Tây Ban Nha lần nữa vào năm 1902 và hội họa được gọi là thời kỳ xanh là kết quả của chuyến trở về ấy.Sự buồn bã của Tây Ban Nha và sự đơn điệu của màu sắc Tây Ban Nha, sau thời gian sống ở Paris, khiến ông ngỡ ngàng khi trở lại. Bởi vì người ta không được quên là Tây Ban Nha không hề giống các nước ở miền nam khác, nó không có màu sắc, tất cả màu sắc ở Tây Ban Nha đều chỉ là màu bạc đen trắng hoặc vàng, không có đỏ hay xanh lục, không có chút nào cả.

Tây Ban Nha trong ý nghĩa này không có chút gì là miền nam cả, nó là đông phương, phụ nữ ở đó thường mặc màu đen nhiều hơn là các màu khác, màu đất thì khô và vàng, trời thì xanh gần như đen, những đêm sao sáng cũng đen hoặc xanh thẫm và không khí thì rất nhẹ, đến độ mọi người và mọi thứ đều thành màu đen. Dù vậy tôi vẫn thích Tây Ban Nha. Mọi thứ mang tính Tây Ban Nha đều gây ấn tượng trên Picasso khi ông trở lại đó sau lần vắng mặt thứ hai và kết quả là những gì được biết như là thời kỳ xanh của ông. Ảnh hưởng của Pháp vốn là khởi đầu hay ảnh hưởng Toulouse Lautrec đã qua và ông trở lại với tính cách thực của ông, tính cách Tây Ban Nha.

6. Picasso có lần nói khi sáng tạo ra cái gì ông bị buộc phải làm cho nó xấu đi. Trong nỗ lực tạo ra sự dữ dội và cuộc tranh đấu để tạo ra sự dữ dội này, kết quả luôn luôn tạo ra một cái xấu xí nào đó, những người theo sau có thể làm cái đó thành một cái gì đẹp đẽ bởi vì họ biết họ đang làm gì, cái đó đã được phát minh sẵn rồi, nhưng với người phát minh, bởi vì hắn không biết hắn sắp phát minh điều gì, cái điều hắn làm không thể tránh khỏi được sự xấu xí.

7. Con người không thực sự thay đổi từ thế hệ này qua thế hệ khác, trong chừng mực chúng ta biết về lịch sử thì con người gần như giống nhau, họ có cùng những nhu cầu, cùng những ước mơ, cùng những đức hạnh và cùng những phẩm chất, cùng những khiếm khuyết, thực sự không có gì thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ những điều được thấy và những điều được thấy làm ra thế hệ đó, nói như vậy nghĩa là không có gì thay đổi ở con người từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ cách nhìn và được nhìn, những con đường thay đổi, cách lái xe trên đường thay đổi, những tòa nhà thay đổi, tiện nghi trong nhà thay đổi, nhưng con người từ thế hệ này sang thế hệ khác không thay đổi.

Kẻ sáng tạo trong nghệ thuật giống mọi người khác đang sống, hắn nhạy cảm đối với những thay đổi trong cách sống và nghệ thuật của hắn không tránh khỏi ảnh hưởng bởi cách mỗi thế hệ sống, cách mỗi thế hệ được giáo dục và cách họ di chuyển, tất cả những thứ này tạo nên tác phẩm của thế hệ ấy.

8. Một ngày kia người ta hỏi Matisse có phải khi ăn một trái cà chua, ông thấy nó như là cái ông vẽ nó không. Không, Matisse bảo, khi tôi ăn nó, tôi thấy nó cũng như mọi người khác nhìn thấy nó và điều đó đúng từ Courbet cho đến Matisse, các họa sĩ thấy thiên nhiên như mọi người thấy và mối bận tâm của họ là diễn tả cách nhìn đó, để thấy nó với ít nhiều sự tinh tế, cảm xúc, trầm lắng, sâu sắc nhưng để diễn tả như những gì cả thế giới đều thấy.

Tôi luôn kinh ngạc với những bức tranh phong cảnh của Courbet, bởi ông không phải thay đổi màu sắc để cho cái nhìn về thiên nhiên giống như mọi người thấy nó. Nhưng Picasso thì không như vậy, khi ông ăn một trái cà chua, nó không phải là trái cà chua của mọi người, không hề và nỗ lực của ông không phải là diễn tả những điều mọi người nhìn thấy bằng cách riêng của ông, mà là diễn tả sự vật như những gì ông thấy nó.

Ông bắt đầu cuộc vật lộn dài lâu không để thể hiện những gì ông có thể nhìn thấy nhưng để không thể hiện những điều ông không nhìn thấy, nghĩa là điều tất cả mọi người chắc chắn nhìn nhưng họ không thực sự nhìn thấy.

Matisse và tất cả những người khác thấy thế kỷ 20 bằng đôi mắt của họ nhưng họ lại nhìn thấy hiện thực của thế kỷ 19, Picasso là người duy nhất trong hội hoạ nhìn thấy thế kỷ 20 với đôi mắt của mình và nhìn thấy hiện thực của nó và do đó cuộc vật lộn của ông thật đáng sợ, đáng sợ cho chính ông và cho những kẻ khác, bởi vì ông không có gì để giúp ông, quá khứ đã không giúp ông, hiện tại cũng không, ông đã phải làm tất cả một mình và, bất chấp sức mạnh của mình ông thường rất yếu đuối, ông tự an ủi bản thân và tự cho phép mình được gần như bị quyến rũ bởi những thứ khác khiến ông ít nhiều lạc lối.

Phan Quỳnh Trâm trích dịch từ Gertrude Stein, Picasso (New York: Dover Publications, 1984).

—————————————————–

1. Painting in the nineteenth century was only done in France and by the Frenchmen, apart from that, painting did not exist, in the twentieth century it was done in France but by Spaniards.

In the nineteenth century painters discovered the need of always having a model in front of them, in the twentieth century they discovered that they must never look at a model.

2. His friends in Paris were writers rather than painters, why have painters for friends when he could paint as he could paint.

He needed ideas, anybody does, but not ideas for painting, no, he had to know those who were interested in ideas, but as to knowing how to paint he was born knowing all of that.

3. The painter does not conceive himself as existing in himself, he conceives himself as a reflection of the objects he has to put into his pictures and he lives in the reflections of his pictures, a writer, a serious writer, conceives himself as existing by and in himself, he does not at all live in the reflection of his books, to write he must first of all exist in himself, but for a painter to be able to paint, the painting must first of all be done, therefore the egotism of a painter is not at all the egotism of a writer, and this is why Picasso who was a man who only expressed himself in painting had only writers has friends.

4. The thing that I want to insist upon is that Picasso’s gift is completely the gift of a painter and a draughtsman, he is a man who always has need of emptying himself, of completely emptying himself, it is necessary that he should be greatly stimulated so that he could be active enough to empty himself completely.

5. He went back again to Spain in 1902 and the painting known as his blue period was the result of that return.

The sadness of Spain and the monotony of the Spanish coloring, after the time spent in Paris, struck him forcibly upon his return there. Because one must never forget that Spain is not like other southern countries, it is not colorful, all the colors in Spain are white black silver or gold, there is no red or green, not at all.

Spain in this sense is not at all southern, it is oriental, women there wear black more often than colors, the earth is dry and gold in color, the sky is blue almost black, the star-light nights are black too or a very dark blue and the air is very light, so that every one and everything is black. All the same I like Spain. Everything that was Spanish impressed itself upon Picasso when he returned there after his second absence and the result is what is known as his blue period. The French influence which had made his first or Toulouse Lautrec one was over and he had returned to his real character, his Spanish character.

6. Picasso said once that he who created a thing is forced to make it ugly. In the effort to create the intensity and the struggle to create this intensity, the result always produces a certain ugliness, those who follow can make of this thing a beautiful thing because they know what they are doing, the thing having already been invented, but the inventor because he does not know what he is going to invent inevitably the thing he makes must have its ugliness.

7. People really do not change from one generation to another, as far as we know history people are about the same as they were, they have had the same needs, the same desires, the same virtues and the same qualities, the same defects, indeed nothing changes from one generation to another except the things seen and the things seen make that generation, that is to say nothing changes in people from one generation to another except the way of seeing and being seen, the streets change, the way of being driven in the streets change, the buildings change, the comforts in the houses change, but the people from one generation to another do not change.

The creator in the arts is like all the rest of the people living, he is sensitive to the changes in the way of living and his art is inevitably influenced by the way each generation is living, the way each generation is being educated and the way they move about, all this creates the composition of that generation.

8. One day they asked Matisse if, when ate a tomato, he saw it as he painted it. No, said Matisse, when I eat it I see it as everybody sees it and it is true from Courbet to Matisse, the painters saw nature as every one sees it and their preoccupation was to express that vision, to do it with more or less tenderness, sentiment, serenity, penetration but to express it as all the world saw it.

I am always struck with the landscapes of Courbet, because he did not have to change the color to give the vision of nature as everyone sees it. But Picasso was not like that, when he ate a tomato the tomato was not everybody’s tomato, not at all and his effort was not to express in his way the things seen as every one sees them, but to express the thing as he was seeing it.

He commenced the long struggle not to express what he could see but not to express the things he did not see, that is to say the things everybody is certain of seeing but which they do not really see.

Matisse and all the others saw the twentieth century with their eyes but they saw the reality of the nineteenth century, Picasso was the only one in painting who saw the twentieth century with his eyes and saw its reality and consequently his struggle was terrifying, terrifying for himself and for the others, because he had nothing to help him, the past did not help him, nor the present, he had to do it all alone and, as in spite of much strength his is often very weak, he consoled himself and allowed himself to be almost seduced by other things which led him more or less astray.

From Gertrude Stein, Picasso (New York: Dover Publications, 1984).

2 thoughts on “Gertrude Stein viết về Picasso | Gertrude Stein on Picasso – Gertrude Stein

  1. Have you ever thought about publishing an ebook or guest authoring on other blogs? I have a blog based on the same information you discuss and would really like to have you share some stories/information. I know my audience would enjoy your work. If you are even remotely interested, feel free to shoot me an email.

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s