FERNANDO PESSOA
(June 13, 1888 – November 30, 1935)
Fernando Pessoa là một trong những nhà thơ lớn nhất trong lịch sử văn học của Bồ Đào Nha và là một trong vài cây bút đa dạng nhất trên thế giới. Dưới gần một trăm bút hiệu khác nhau, với những phong cách khác nhau, ông là một hiện tượng hiếm hoi, hầu như vô tiền khoáng hậu, trong văn học thế giới. Pessoa không những sáng tác mà còn viết tiểu luận, nghiên cứu và phê bình. Tư tưởng ông không thành hệ thống để có thể được xem là một lý thuyết gia nhưng rải rác ở nhiều chỗ, chúng ta cũng có thể bắt gặp những nhận xét rất độc đáo. Tôi sẽ lần lược trích dịch và đăng tải một số ý kiến của Pessoa liên quan đến văn học, nghệ thuật và đời sống. Những đoạn văn dưới đây được trích từ cuốn The Book of Disquiet do Richard Zenith biên tập và dịch thuật từ tiếng Bồ Đào Nha và được Penguin Books xuất bản năm 2001.
Tiêu đề do người dịch đặt.
1. Tôi khóc trên trang giấy bất toàn của tôi, nhưng nếu những thế hệ tương lai đọc chúng, họ sẽ xúc động vì sự khóc than của tôi hơn bất kỳ sự hoàn thiện nào mà tôi đã có thể đạt được, bởi sự hoàn thiện có thể đã giữ cho tôi không khóc, do đó, không viết. Sự hoàn thiện không bao giờ trở thành hiện thực. Thánh khóc, và (do đó), thánh còn là con người. Chúa thì im lặng. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể yêu thánh, nhưng không thể yêu Chúa được.
1. I weep over my imperfect page, but if future generations read them, they will be more touched by my weeping than by any perfection I might have achieved, since perfection would have kept me from weeping and, therefore, from writing. Perfection never materializes. The saint weeps, and is human. God is silent. That is why we can love the saint but cannot love God.
2. Viết nghĩa là quên. Văn chương là cách dễ chịu nhất để phớt lờ cuộc sống. Âm nhạc làm dịu đi, nghệ thuật thị giác gây phấn chấn, và nghệ thuật trình diễn (như diễn xuất và nhảy múa) thì giải trí. Văn chương, tuy nhiên, tách rời khỏi cuộc sống bằng cách đưa nó vào một giấc ngủ. Những hình thái nghệ thuật khác không cách ly như vậy – một số vì chúng sử dụng những cách thức hữu hình và do đó sinh động, một số khác bởi vì chúng sống từ chính đời sống của con người.
Đó không phải là trường hợp của văn chương. Văn chương mô phỏng cuộc sống. Một cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện về những gì không bao giờ đã là, và một vở kịch là một cuốn tiểu thuyết không có tự sự. Một bài thơ là sự biểu hiện của ý tưởng hoặc cảm xúc bằng một thứ ngôn ngữ không ai sử dụng, bởi vì không ai lại nói chuyện bằng văn vần cả.
2. To write is to forget. Literature is the most agreeable way of ignoring life. Music soothes, the visual arts exhilarate, and the performing arts (such as acting and dance) entertain. Literature, however, retreats from life by turning it into a slumber. The other arts make no such retreat – some because they use visible and hence vital formulas, others because they live from human life itself.
This isn’t the case with literature. Literature simulates life. A novel is a story of what never was, and a play is a novel without narration. A poem is the expression of ideas or feelings in a language no one uses, because no one talks in verse.
3. Bởi vì tôi không có gì để làm và không có gì để suy nghĩ để làm, tôi sẽ mô tả tư tưởng của tôi trên trang giấy này.
3. Since I have nothing to do and nothing to think about doing, I’m going to describe my ideal on this sheet of paper.
Reblogged this on Giai01's Blog and commented:
xem
LikeLike