Một tấm gương soi cho thế kỷ hai mươi | A Mirror for the Twentieth Century| Mặt nạ của những bài ca | Mask of Songs| Một lời tiên tri | A Prophecy| Mai | Tomorrow – Adonis

Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm
ADONIS
(1930~)
Tên thật là Ali Ahmad Sa’id Esber, Adonis sinh ngày 1.1.1930 tại Syria, trong một gia đình nông dân đông con và nghèo. Lúc nhỏ, không đủ tiền đến trường, ông tự học ở nhà. Cha ông dạy ông đọc thơ và kinh Qu’ran lúc cả hai làm việc trên đồng ruộng. Năm 14 tuổi, Adonis được dịp đọc thơ trước Tổng thống Syria lúc Tổng thống đi kinh lý đến địa phương nơi ông ở. Tổng thống rất ngạc nhiên trước tài năng của người thiếu niên quê mùa ấy. Ông hỏi Adonis có muốn ông giúp gì không? Adonis nói chỉ muốn đi học. Tổng thống bèn thu xếp cho Adonis được nhập học ở một trường trung học theo chương trình Pháp ở Tartus. Sau đó, Adonis học Cử nhân luật và triết ở Đại học Damascus, rồi gia nhập quân đội trong hai năm. Một phần thời gian trong quân đội của Adonis là ngồi tù vì những sự chống đối chính trị. Năm 1956, Adonis rời Syria sang Lebanon sinh sống và sáng lập tạp chí Shi’ir (Thơ) để giới thiệu các quan điểm tiền vệ và hiện đại về thơ cho thế giới Ả Rập. Tạp chí bị phản đối và bị cấm. Năm 1968, ông lại sáng lập tạp chí Mawakif (Hoàn Cảnh) với một lập trường còn cấp tiến hơn cả tờ Shi’ir trước đó.
Năm 1970, Adonis được phong hàm giáo sư văn học Ả Rập tại trường Libanese University. Ba năm sau, ông tốt nghiệp Tiến sĩ quốc gia tại Đại Học St. Joseph ở Beirut. Đề tài luận án của ông là “Sự trường cửu và biến thiên trong tư tưởng và văn chương Ả Rập” (Permanence and Change in Arabic Thought and Literature). Từ đầu thập niên 1980, Adonis được mời giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Pháp và Thụy Sĩ; giữa thập niên 1985, ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng ở một số đại học Mỹ. Đến năm 1986, ông dọn sang sống hẳn ở Paris và hiện đang mang quốc tịch Pháp.
Trong suốt mấy chục năm, Adonis được xem là một trong những tài năng sáng giá nhất của nền văn chương Ả Rập. Ông đoạt được rất nhiều giải thưởng, bao gồm giải International Nâzim Hikmet Poetry Award, giải Syria-Lebanon Best Poet Award, giải International Poem Biennial tại Brussels, và giải văn học Goethe tại Đức. Tuy nhiên, không phải người Ả Rập nào cũng thích hay chấp nhận Adonis. Với đa số người Ả Rập, Adonis quá hiện đại, táo bạo và phóng khoáng từ chính trị đến xã hội, văn hoá và văn học. Trong chuyến viếng thăm và chuyện trò tại Đại học Michigan, ông tâm sự: “Tất cả các sách giáo khoa ở Syria đều cho là tôi phá hoại thơ ca” (The textbooks in Syria all say that I have ruined poetry). Nguyên nhân chính là ông chủ trương thể thơ tự do và một số cách diễn tả bị xem là tối tăm. Ông muốn “phá bỏ truyền thống tuyến tính trong văn bản thơ.” Theo ông, “bài thơ nên là một mạng lưới hơn là một sợi dây tư tưởng duy nhất” (I wanted to break the linearity of poetic text — to mess with it, if you will. The poem is meant to be a network rather than a single rope of thought.) Hơn nữa, về tư tưởng, ông vượt ra ngoài những lối mòn quen thuộc hiện nay vẫn còn đang thống trị thế giới Ả Rập. Ông tự nhận là ông gần gũi với Nietzsche, Heidegger, Rimbaud, Baudelaire, Goethe và Rilke, hơn là với các nhà văn, nhà thơ và trí thức Ả Rập khác. Ông phản đối sự phân biệt đơn giản giữa Đông và Tây. Theo ông, “Phương Tây chỉ là tên gọi khác của phương Đông”. Trả lời một cuộc phỏng vấn trên báo The New York Times năm 2002, ông thẳng thắn tuyên bố: “Không còn văn hoá trong thế giới Ả Rập nữa. Nó đã xong rồi. Từ góc độ văn hoá mà nói, chúng ta chỉ là một phần của văn hoá Tây phương, nhưng chỉ với tư cách những người tiêu thụ chứ không phải những nhà sáng tạo.” (There is no more culture in the Arab world. It’s finished. Culturally speaking, we are a part of Western culture, but only as consumers, not as creators.)
Mang ba quốc tịch (Syria, Lebanon và Pháp), ông tự xem ông là một người lưu vong và thơ của ông là thơ lưu vong. Nhưng quan niệm về lưu vong của ông mang đầy màu sắc siêu hình. Với ông, lưu vong gắn liền với ngôn ngữ: “Tôi viết trong một thứ tiếng biến tôi thành một kẻ lưu vong” (I write in a language that exiles me). Đó cũng là số phận chung của giới văn nghệ sĩ: “Mỗi nghệ sĩ là một kẻ lưu vong trong ngôn ngữ riêng của hắn” (Every artist is an exile within his own language).[*]
Với quan điểm như thế, Adonis khác với hầu hết các nhà văn và nhà thơ Ả Rập khác là không quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị và xã hội. Nếu viết về chính trị xã hội, ông cũng viết với tinh thần phóng khoáng và phê phán hơn là cố bảo vệ truyền thống hay tôn giáo.
Phan Quỳnh Trâm
_________________________

[*]Những câu nói của Adonis trong lời giới thiệu trên đây được trích rải rác từ nhiều tờ báo tiếng Anh khác nhau; nhiều nhất là từ The New York Times.

_____________

Mai

Tôi sẽ thấy

Tôi có một phương đông không thể thuần hoá
phát minh ra mặt trời,
và tôi có một phương tây,
nhìn đâu tôi cũng thấy
thế giới là chốn vui chơi của tôi,
tình yêu và niềm tự hào chính là đôi cánh tay tôi.
Trái im tôi căng phồng với sự nổi loạn,
nhịp đập của nó giữ thời gian cho thời gian.

 
Một lời tiên tri

Cho đất nước bị đào sâu trong cuộc đời của chúng tôi như huyệt mộ,
cho đất nước bị đánh thuốc mê, rồi bị giết chết,
một mặt trời mọc lên từ lịch sử bị tê liệt
vào giấc ngủ thiên niên kỷ của chúng tôi.
Một mặt trời không một lời cầu nguyện
giết chết tuổi thọ của cát, và châu chấu
và thời gian đột hiện từ những ngọn đồi,
rồi thời gian khô trên những ngọn đồi
như nấm.
Một mặt trời thích gây thương tật và chết chóc,
mọc lên từ đó, sau chiếc cầu …

 

Mặt nạ của những bài ca

Nhân danh lịch sử của chính mình,
ở một đất nước bị ngập lầy,
bị cơn đói chế ngự
hắn tự ăn trán của hắn.
Hắn chết.
Mùa màng không bao giờ hiểu được tại sao.
Hắn chết đằng sau mặt nạ không cùng của những bài ca.
Hạt giống trung thành duy nhất,
sống trơ trọi, hắn tự chôn sâu trong chính cuộc đời .
 
Một tấm gương soi cho thế kỷ hai mươi

Một quan tài mang khuôn mặt của một đứa trẻ,
một cuốn sách
được viết trong ruột một con quạ,
một con thú cầm một đoá hoa, trườn về phía trước
một hòn đá
thở trong phổi một người điên.
                Chính là nó.
                Đó chính là thế kỷ hai mươi.
 
Tomorrow

When will I see
that I have an untamable east
that invents the sun,
and I that have a west,
and wherever I look
the world is my field of play,
love and pride my very arms.
My heart stands taut with rebellion,
its pulse keeps time for time.

 
A Prophecy

To the country dug into our lives like a grave,
to the country etherized, and killed,
a sun rises from our paralyzed history
into our millennial sleep.

A sun without a prayer
that kills the sand’s longevity, and the locusts
and time bursting out of the hills,
and time drying out on the hills
like fungus.

A sun that loves maiming and murder,
that rises from there, behind that bridge…
 

Mask of Songs

In the name of his own history,
in a country mired in mud,
when hunger overtakes him
he eats his own forehead.
He dies.
The seasons never find out how.
He dies behind the interminable mask of songs.

The only loyal seed,
he dwells alone buried deep in life itself.
 
A Mirror for the Twentieth Century

A coffin that wears the face of a child,
a book
written inside the guts of a crow,
a beast trudging forward, holding a flower,
a stone
breathing inside the lungs of a madman.
This is it.
This is the twentieth century.

 

—————–

Adonis – Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm

Các bài thơ ở trên dịch theo bản dịch tiếng Anh từ các nguồn: “A Mirror for the Twentieth Century” của Khaled Mattawa; “Mask of Songs” của Adnan Haydar và Michael Beard; “A Prophecy” của Khaled Mattawa; và“Tomorrow” của Khaled Mattawa
______________________
Tác phẩm của Adonis:
Cho đến nay, Adonis đã xuất bản hơn 20 cuốn sách, gồm thơ và tiểu luận phê bình. Xin chép lại dưới đây danh sách các tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Anh mà thôi:
The Blood of Adonis, Transpositions of Selected Poems of Adonis (Ali Ahmed Said), trans. by Samuel Hazo, Mirène Ghossein, and Kamal Boullatai (Pittsburgh: University of Pittsburgh Press, 1971)
Selected poems in An Anthology of Modern Arabic Poetr (Berkeley: University of California Press, 1974)
Mirrors, trans. by Abdullah al-Udhari (London: TR Press, 1976)
Transformations of the Lover (Pittsburgh: International Poetry Forum, 1982; Revised as The Pages of Day and Night, trans. by Samuel Hazo (Marlboro, Vermont, 1994)
Victims of the Map. Mahmud Darwish, Samih al-Qasim, Adonis, trans. by Abdullah al-Udhari (London: Saqi, 1984)
Selected poems in Modern Arabic Poetry: An Anthology, ed. by Salma Khadra Jayyusi (New York: Columbia University Press, 1987)
Selected poems in When the Words Burn: An Anthology of Arabic Poetry: 1945-1987, trans.by John Mikhai Asfour (Dunvegan, Ontario: Cormorant Books, 1988)
Love Poems: If Only the Sea Could Sleep, trans. by Kamal Boullata (New York: Interlink, 1989; reissued as If Only the Sea Could Sleep (London: Saqi Books, 2002/Los Angeles: Green Integer, 2003)
Beginnings, trans. by Kamal Boullata and Mirène Ghossein (Washington, D.C.: Pyramid Atlantic, 1992)
A Time Between Ashes and Roses, trans. by Shawkat M. Toorawa (Syracuse, New York: Syracuse University Press, 2004)
Selected Poems, trans. by Khaled Mattawa (New Haven, Connecticut: Yale University Press, 2010)

Leave a comment