Sự Mơ Hồ Của Cái Khổ – Cioran

Cioran_in_Romania
Emil Cioran (8 April 1911 – 20 June 1995)

Emil Michel Cioran (1911-1995) sinh tại Romania, học triết học tại Đức, từ năm 1937, định cư hẳn tại Pháp. Thời gian đầu ông viết bằng tiếng Romania nhưng sau đó chuyển sang tiếng Pháp. Tác phẩm triết học đầu tiên bằng tiếng Pháp của ông, Lược sử về sự suy đồi (A Short History of Decay) được tặng giải Rivaro Prize năm 1950. Đó cũng là giải thưởng duy nhất ông nhận. Sau đó, ông từ chối mọi giải thưởng và sống như một kẻ ẩn dật tại Paris. Bị ám ảnh về sự đau khổ và cái chết, tư tưởng của Cioran bị cho là nặng màu sắc bi quan. Nhưng Cioran không những nổi tiếng về những tư tưởng sâu sắc mà còn nổi tiếng vì phong cách viết văn rất độc đáo của ông. Ít viết những nhận định mơ hồ, trừu tượng và khô khan, ngòi bút của Cioran thường xoáy sâu vào những cảm nghiệm riêng tư, do đó, vừa mang tính triết lý vừa bàng bạc tính chất trữ tình. Nhà thơ Saint-John Perse xem Cioran là “nhà văn viết tiếng Pháp lớn nhất kể từ sau cái chết của Paul Valéry”.

 

Sự mơ hồ của cái khổ

Không một ai, sau khi đã vượt qua khổ đau hay bệnh hoạn, lại không cảm thấy sâu thẳm trong tâm hồn mình một sự hối tiếc dù rất mong manh mơ hồ. Mặc dù khao khát được bình phục, những ai đã đau khổ mãnh liệt trong một thời gian dài cảm thấy một sự mất mát không thể bù đắp được trong sự hồi phục của họ. Khi cơn đau là một phần không thể thiếu của hữu thể, vượt qua nó gây ra cảm giác nhớ nhung mất mát như một cơn dằn vặt tiếc nuối.  Tất cả những gì tốt đẹp nhất tôi có trong tôi, và tôi đã mất, tôi hàm ơn sự đau khổ. Vì thế tôi chẳng thể nguyền rủa hay yêu quý nó. Cảm giác của tôi về nó thật khó tả; lạ lùng, khó nắm bắt và có một vẻ quyến rũ bí ẩn của hoàng hôn. Chân phúc qua đau khổ là một ảo tưởng, bởi nó đòi hỏi một sự hoà giải với vận mệnh của nỗi đau để tránh tận tuyệt. Nguồn lực cuối cùng của cuộc đời âm ỉ cháy theo ảo tưởng này. Sự nhượng bộ duy nhất của khổ đau che giấu trong sự tiếc nuối của chúng ta về khả năng phục hồi, nhưng nó là một cảm giác quá mơ hồ và khó nắm bắt đến mức nó không thể kết tinh trong ý thức.  Tất cả những nỗi đau được dập tắt mang theo với chúng sự khó chịu mơ hồ này, như thể sự trở lại trạng thái cân bằng ngăn cản con đường đến một cõi quyến rũ nhưng dày vò đến mức người ta không thể lìa bỏ mà không quay lại nhìn lần cuối. Bởi vì khổ đau không biểu lộ Cái Đẹp cho ta, ánh sáng nào vẫn còn thu hút ta. Chẳng lẽ ngay cả bóng tối của sự khổ đau cũng hấp dẫn chúng ta?”

===

Phan Quỳnh Trâm dịch từ bản dịch tiếng Anh “The Ambiguity of Suffering” của Ilinca Zarifopol-Johnston trong E. M. Cioran, On the Heights of Despairs, The University of Chicago Press 1990

===

The Ambiguity of Suffering

There is no one who, after having endured pain or sickness, does not experience the slightest, vaguest twinge of regret. Although longing to recover, those who suffer intensely for a long time sense an irreparable loss in their improvement. If pain is part of your being, overcoming it is like a loss and causes a pang of regret. I owe to suffering the best parts of myself as well as all that I have lost in life. Therefore I cannot either curse or love suffering. My feeling for it is hard to describe; it is strange, elusive and has the mysterious charm of twilight. Beatitude through suffering is an illusion, since it requires a reconciliation to the fatality of pain in order to avoid total annihilation. Life’s last resources smolder under this illusion. The only concession to suffering hides in our regret of potential recovery, but it is so vague and elusive a feeling that it cannot stamp itself on anyone’s consciousness. All disappearing pains carry with them this vague discomfort, as if the return to equilibrium forbade the path to alluring yet tormenting realms from which one cannot part without a final backward glance. Since suffering has not revealed Beauty to us, what lights still attract our eye? Are we drawn by the gloom of suffering?

despair

One thought on “Sự Mơ Hồ Của Cái Khổ – Cioran

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s