Sinh năm 1930, mất năm 2004, Jacques Derrida được xem là một trong vài triết gia nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong nửa sau thế kỷ 20. Ông là gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào hậu cấu trúc luận (poststructuralism), giải kiến tạo (deconstruction) và lý thuyết hậu hiện đại. Tầm ảnh hưởng của ông lan rộng từ triết học đến văn học, luật học, ngôn ngữ học, xã hội học và các trào lưu mới như nữ quyền luận (feminism) và đồng tính học (gay and lesbian studies).
—
PAUL CELAN VÀ NGÔN NGỮ
EVELYNE GROSSMAN: Ông có nghĩ rằng con người, như Celan chẳng hạn, phải có khả năng sống cái chết của ngôn ngữ [der Tod der Sprache] để nỗ lực làm cho kinh nghiệm ấy “sống”?
JACQUES DERRIDA: Với tôi, dường như ông đã phải sống cái chết đó trong từng khoảnh khắc. Bằng nhiều cách. Chắc hẳn ông đã sống nó ở mọi nơi mà ông đã cảm thấy Đức ngữ đã bị giết chết theo một cách nào đó, ví dụ như bởi những chủ thể của tiếng Đức vốn đã sử dụng nó một cách cụ thể: ngôn ngữ bị tổn thương, bị giết chết, bị giết vì nó bị bắt buộc phải nói theo cách này hay cách khác. Kinh nghiệm về Chủ nghĩa Quốc xã là một tội ác chống lại tiếng Đức. Những gì được nói ra bằng tiếng Đức dưới Chủ Nghĩa Quốc Xã là một cái chết. Có một cái chết khác, đó là sự vô vị hoá, sự tầm thường hoá ngôn ngữ, của tiếng Đức chẳng hạn, bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào. Rồi có một cái chết khác, cái chết không thể không xảy ra trong ngôn ngữ bởi cái nó là, nghĩa là: sự lặp lại, trượt vào trạng thái mất sức sống, cơ giới hoá, vân vân. Hành động thi ca vì thế tạo thành một dạng thức của phục sinh: nhà thơ là kẻ mãi mãi liên luỵ với một thứ ngôn ngữ đang chết dần và được hắn làm sống lại, không bằng cách đem lại cho nó một khía cạnh thắng lợi nào đó mà là bằng cách khiến nó đôi lúc trở về, như một bóng ma hoặc một con ma: nhà thơ đánh thức ngôn ngữ để thực sự hoàn thành kinh nghiệm “trực tiếp” của sự thức dậy này, của sự trở lại đời sống của ngôn ngữ, người ta phải thật gần với cái xác của ngôn ngữ. Người ta phải ở càng gần càng tốt thi hài của nó. Tôi không muốn nhượng bộ quá mức với tính bi ai ở đây, nhưng tôi cho rằng Celan đã phải liên tục đối phó với một thứ ngôn ngữ có nguy cơ trở thành một tử ngử. Nhà thơ là kẻ nhận ra là ngôn ngữ ấy, ngôn ngữ của hắn, thứ ngôn ngữ mà hắn đã thừa hưởng theo nghĩa mà tôi đã đề cập trước đó, có nguy cơ lại trở thành một ngôn ngữ chết và vì thế hắn phải có trách nhiệm, một trách nhiệm lớn, để đánh thức nó, để hồi sinh nó (không theo nghĩa của hào quang Kitô giáo mà là theo nghĩa phục sinh của ngôn ngữ), không như một thân thể bất tử hay như một thân thể vinh hiển mà là một thân thể phàm trần, mỏng manh và đôi khi không thể giải đoán được, như mỗi bài thơ của Celan. Mỗi bài thơ là một sự phục sinh, nhưng là một sự phục sinh gắn kết chúng ta vào một thân thể dễ bị tổn thương mà có thể vẫn chưa rơi vào sự lãng quên. Tôi tin rằng theo một cách nào đó thì tất cả những bài thơ của Celan vẫn ở tình trạng không thể giải đoán được, và sự bất khả giải đoán này có thể, hoặc đòi hỏi một cách vô tận một kiểu tái diễn dịch nào đó, một sự phục sinh, những hơi thở mới của sự diễn dịch, hoặc mờ dần đi, rồi lại biến mất. Không gì có thể bảo đảm cho một bài thơ chống lại cái chết của nó, bởi vì kho lưu trữ của nó bao giờ cũng có thể bị thiêu cháy trong lò hoả táng hoặc trong những đám cháy nhà, hay bởi vì, không bị thiêu cháy, mà nó chỉ đơn giản là bị lãng quên, hoặc không được diễn dịch hay được cho phép một sự trôi vào trạng thái không sức sống. Quên bao giờ cũng là một khả thể.
—
Phan Quỳnh Trâm dịch từ “Paul Celan And Language” trong Paul Celan, Selections, Pierre Joris biên tập, University of California Press, 2005.
—
PAUL CELAN AND LANGUAGE
EVELYNE GROSSMAN: Would you say that one must have been, like Celan maybe, capable of living the death of language [der Tod der Sprache] in order to try to render that experience “live”?
JACQUES DERRIDA: It seems to me that he had to live that death at each moment. In several ways. He must have lived it everywhere where he felt that the German language had been killed in a certain way, for example by subjects of the German language who made a specific use of it: the language is manhandled, killed, put to death because it is made to say in this or that way. The experience of Nazism is a crime against the German language. What was said in German under Nazism is a death.
There is another death, namely the banalization, the trivialization of language, of the German language for example, anywhere, anytime. And then there is another death, which is the one that cannot not happen in language because of what it is, that is to say: repetition, a slide into lethargy, mechanization, et cetera. The poetic act thus constitutes a kind of resurrection: the poet is someone who is permanently involved with a language that is dying and which he resurrects, not by giving it back some triumphant aspect but by making it return sometimes, like a specter or a ghost: the poet wakes up language and in order to really make the “live” experience of this waking up, of this return to life to language, one has to be very close to the corpse of the language.
One has to be as close as possible to its remains. I wouldn’t want to give in to pathos too much here, but I suppose that Celan had constantly to deal with a language that was in danger of becoming a dead language. The poet is someone who notices that language, that his language, the language that he inherits in the sense that I mentioned earlier, risks becoming a dead language again and therefore he has the responsibility, a very grave responsibility, to wake it up, to resuscitate it (not in the sense of Christian glory but in the sense of the resurrection of language), neither as an immortal body nor as a glorious body but as a mortal body, fragile and at times indecipherable, as is each poem by Celan. Each poem is a resurrection, but one that engages us with a vulnerable body that may yet slip into oblivion. I believe that in a certain way all of Celan’s poems remain indecipherable, keep some indecipherability, and this indecipherability can either call interminably for some sort of reinterpretation, a resurrection, new breaths of interpretation or fade away, perish again. Nothing insures a poem against its death, because its archive can always be burned in crematory ovens or in house fires, or because, without being burned, is simply forgotten, or not interpreted or permitted to slip into lethargy. Forgetting is always a possibility.
Jacques Derrida, Paul Celan and Language from an interview with Evelyne Grossman, Europe 861-62 (January – February 2001): 90-91