Tình bạn giữa Samuel Beckett và E.M. Cioran là một trong những tình bạn đẹp trong giới cầm bút hiện đại. Đã có nhiều người, kể cả các sinh viên Thạc sĩ hay Tiến sĩ, viết về tình bạn của họ trong các luận án. Cioran rất ngưỡng mộ Beckett. Ông viết một số bài tiểu luận về Beckett trong cuốn Ejercicios de Admiracion (Exercices d’admiration). Ngoài ra, trong nhật ký của mình, ông nhắc nhở đến Beckett khá thường xuyên. Dù có nhiều điểm bất đồng, hai người vẫn gần gũi với nhau ở rất nhiều phương diện, từ cách nhìn đời đến các quan niệm về nghệ thuật. Đoạn nhật ký dưới đây được trích từ một trong các cuốn sổ tay của Cioran.
Phan Quỳnh Trâm
Ngày 3 tháng 10, 1966
Tối nay, chừng 11 giờ đêm, tôi gặp Beckett. Chúng tôi cùng bước vào một quán rượu. Chúng tôi nói về chuyện này chuyện nọ, về kịch nghệ và sau đó về gia đình riêng của chúng tôi. Anh hỏi là tôi có đang viết gì không. Tôi trả lời không; tôi giải thích cho anh biết về sự ảnh hưởng tai hại của Phật Giáo, vốn không ngừng ám ảnh tôi trong việc viết lách. Tất cả những triết lý của Ấn Độ Giáo đều khiến tôi mê mẩn. Rồi tôi nói với anh là tôi đã rút ra được các hệ quả cho những lý thuyết của tôi, và rằng tôi đã tự thuyết phục bản thân tôi về những gì tôi đã viết và rằng tôi đã trở thành môn đồ của chính tôi. Và rằng nếu muốn trở thành một nhà văn, người ta cần phải đi theo con đường ngược lại với con đường hắn đã đi.
Tôi cũng chẳng biết nữa, nhưng chắc phải có điều gì đó buồn bã và tổn thương trong tôi, nên sau đó, khi chúng tôi tạm biệt nhau, Beckett vỗ lên vai tôi hai cái, như cách người ta làm với những kẻ đang bị lạc hướng và để bày tỏ sự cảm thông, cùng lúc muốn ám chỉ là không có gì phải lo lắng, tất cả mọi thứ sẽ tốt đẹp thôi. Thật ra, chính anh mới xứng đáng nhận được lòng thương hại và sự khích lệ. Tôi thật bất lực trong cuộc đời này. Và điều tệ hại nhất là tôi không thể thấy lý do tại sao người ta lại không như thế.
—
Phan Quỳnh Trâm dịch từ bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Carlos Manzano trong E.M. Cioran, Cuadernos 1957-1972, Tusquets, 2000.
3 octubre 1966
Esta noche, hacia las 23 horas, me he encontrado con Beckett. Hemos entrado en un bar. Hemos hablado de esto y lo otro, de teatro y después de nuestras respectivas familias. Me ha preguntado si estaba trabajando. Le he dicho que no, le he explicado la nefasta influencia del budismo, que no ceso de frecuentar en mis actividades de escritor. Toda la filosofía hindú ejerce sobre mí efectos anestésicos. y después le he dicho que he llegado a sacar las consecuencias de mis teorías, que me he convencido a mí mismo de lo que he escrito y que he llegado a ser mi discípulo. y que, si quería volver a ser escritor, necesitaría seguir el camino inverso al que he recorrido.
No sé, pero debía de haber algo triste y lastimoso en mí, pues, cuando nos hemos separado, Beckett me ha dado dos palmaditas en el hombro, como se hace con alguien a quien se cree perdido y para darle muestras de simpatía, al tiempo que se le quiere dar a entender que no debe preocuparse, que todo saldrá bien. En realidad, merecía piedad y aliento. ¡Qué desarmado estoy ante el mundo! y lo más grave es que veo por qué no hay que estarlo.