Gilles Deleuze (1925-1995) được xem là một trong những nhân vật quan trọng của triết học hậu hiện đại Pháp. Deleuze viết về nhiều đề tài từ triết học đến văn học, phim ảnh, mỹ thuật và chính trị. Như Michel Foucault, Jacques Derrida và Jean-Francois Lyotard, ông có ảnh hưởng sâu đậm trên thế giới, đặc biệt trong các xứ nói tiếng Anh trong nửa sau thế kỷ 20. Các đoạn văn tôi dịch dưới đây trích từ cuốn Proust and Signs, một chuyên khảo của Deleuze về cuốn Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust. Deleuze bàn về rất nhiều khía cạnh trong bộ tiểu thuyết vĩ đại này, từ các ký hiệu thế tục (worldly signs) đến các ký hiệu cảm quan (sensuous signs) và các ký hiệu tình yêu (signs of love). Tôi chỉ xin trích dịch một số đoạn về tình yêu.
Proust và những ký hiệu
Yêu là cá nhân hoá ai đó bằng những dấu hiệu người đó mang hoặc phát ra. Là trở nên nhạy cảm với những dấu hiệu ấy, là trải qua một thời gian học chúng (…) Có thể tình bạn được nuôi dưỡng bằng sự quan sát và trò chuyện, nhưng tình yêu được sinh ra và nuôi dưỡng bằng một sự diễn dịch âm thầm. Người được yêu xuất hiện như là một ký hiệu, một “linh hồn”; người được yêu diễn tả một thế giới mà có thể chúng ta chưa biết đến, hàm ý, bao bọc, cầm tù một thế giới cần được giải mã, nghĩa là, cần được diễn dịch.
Điều liên quan ở đây là trạng thái đa nguyên của thế giới; tính chất đa nguyên của tình yêu không liên quan chỉ sự đa dạng của những kẻ được yêu, mà là sự đa dạng của những tâm hồn hay những thế giới trong mỗi người. Yêu nghĩa là cố gắng giải thích, để xây dựng những thế giới chưa được biết đến vốn còn bao bọc bên trong người yêu. Đó là lý do chúng ta rất dễ dàng yêu những phụ nữ không phải trong “thế giới” của chúng ta hay thậm chí tuýp người của ta. Đó cũng là lý do tại sao những người phụ nữ được yêu thường được liên hệ đến những cảnh quan mà chúng ta chỉ biết đủ để mong mỏi được thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong con mắt phụ nữ nhưng lại được phản chiếu từ một điểm nhìn bí ẩn đến mức nó trở thành gần như không thể tiếp cận được, những cảnh quan chưa được biết đến (…). Làm sao chúng ta có thể tiếp cận được với một cảnh quan mà không còn là cái chúng ta nhìn thấy, mà ngược lại cái mà trong đó chúng ta được nhìn thấy (…)
Vì vậy có một sự mâu thuẫn trong tình yêu. Chúng ta không thể giải thích những dấu hiệu của một người được yêu mà không tiến vào những thế giới vốn không chờ chúng ta để được định hình, vốn tự định hình với những kẻ khác, và trong đó chúng ta, đầu tiên, chỉ là một đối tượng trong những đối tượng còn lại. Tình nhân muốn người yêu của hắn chỉ để dành cho hắn những sự ưu tiên của cô, cử chỉ của cô, sự vuốt ve của cô. Nhưng những cử chỉ của kẻ được yêu, ngay chính cái giây phút nó bày tỏ với chúng ta, vẫn còn biểu đạt cái thế giới không được biết đến vốn loại trừ chúng ta. Kẻ được yêu cho chúng ta những dấu hiệu của sự ưu tiên; nhưng bởi vì những dấu hiệu này cũng giống như những dấu hiệu biểu đạt những thế giới mà chúng ta không thuộc về, mỗi ưu tiên mà chúng ta được hưởng vẽ một hình ảnh của một thế giới khả thể mà trong đó những kẻ khác có thể được hoặc được thích hơn. Sự mâu thuẫn của tình yêu gồm yếu tố này: những phương tiện mà chúng ta dựa vào để bảo vệ chúng ta khỏi sự ghen tuông lại là chính những phương tiện phát triển sự ghen tuông, cho nó một thứ quyền tự chủ, một sự độc lập với tình yêu của chúng ta.
Thật vậy, không thể tránh khỏi chuyện những dấu hiệu của một kẻ được yêu – một khi chúng ta đã “giải thích” chúng – sẽ được phát giác là lừa đảo: nói với chúng ta, áp dụng cho chúng ta, nhưng chúng vẫn biểu đạt những thế giới loại trừ chúng ta và người yêu của chúng ta sẽ không và không thể cho chúng ta biết.
Không bằng đức hạnh của một ác ý cụ thể nào từ phía của người được yêu, nhưng của một sự mâu thuẫn sâu sắc hơn, vốn chỉ gắn liền với bản chất của tình yêu và trong tình trạng chung của thế gian; chúng không phải là những dấu hiệu rỗng, thay thế cho tư tưởng và hành động.
Quy luật đầu tiên của tình yêu là sự chủ quan: một cách chủ quan, sự ghen tuông sâu sắc hơn tình yêu, nó chứa đựng sự thật của tình yêu. Đó là bởi vì sự ghen tuông có thể đi xa hơn trong sự lĩnh hội và diễn dịch các dấu hiệu. Nó là đích đến của tình yêu, cứu cánh của nó.
Chúng là những dấu hiệu lừa đảo vốn chỉ có thể được bày tỏ với chúng ta bằng cánh che giấu những gì chúng biểu đạt: nguồn gốc của những thế giới chưa được biết đến, những hành động chưa được biết đến và những suy nghĩ cho chúng một ý nghĩa. Chúng không kính thích sự tâng bốc hời hợt, nóng nảy, mà là nỗi khốn khổ của một sự khám phá sâu sắc hơn. Những lời nói dối của người yêu chính là những chữ tượng hình của tình yêu. Kẻ diễn dịch những dấu hiệu của tình yêu nhất thiết phải là kẻ diễn dịch những lời nói dối. Số phận của hắn được biểu đạt theo phương châm Yêu mà không được yêu.
===============
Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm từ bản dịch tiếng Anh của Richard Howard trong Deleuze, Proust and Signs: The Complete Text, University of Minnesota Press xuất bản năm 2000.
Proust and Signs
To fall in love is to individualize someone by the signs he bears or emits. It is to become sensitive to these signs, to undergo an apprenticeship to them (…)
It may be that friendship is nourished on observation and conversation, but love is born from and nourished on silent interpretation. The beloved appears as a sign, a “soul”; the beloved expresses a possible world unknown to us, implying, enveloping, imprisoning a world that must be deciphered, that is, interpreted.
What is involved here is a plurality of worlds; the pluralism of love does not concern only the multiplicity of loved beings, but the multiplicity of souls or worlds in each of them. To love is to try to explicate, to develop these unknown worlds that remain enveloped within the beloved. This is why it is so easy for us to fall in love with women who are not our “world” nor even our type. It is also why the loved women are often linked to landscapes that we know sufficiently to long for their reflection in a women’s eyes but are then reflected from a viewpoint so mysterious that they become virtually inaccessible, unknown landscapes (…). How can we gain access to a landscape that is no longer the one we see, but on the contrary the one in which we are seen? (…).
There is, then, a contradiction of love. We can not interpret the signs of a loved person without proceeding into worlds that have not waited for us in order to take form, that formed themselves with other persons, and in which we are at first only an object among the rest. The lover wants his beloved to devote to him her preferences, her gestures, her caresses. But the beloved’s gestures, at the very moment they are addressed to us, still express that unknown world that excludes us. The beloved gives us signs of preference; but because these signs are the same as those that express worlds to which we do not belong, each preferences by which we profit draws the image of the possible world in which others might be or are preferred. The contradiction of love consists of this: the means we count on to preserve us from jealousy are the very means that develop that jealousy, giving it a kind of autonomy, of independence with regard to our love.
The first law of love is subjective: subjectively, jealousy is deeper than love, it contains love’s truth. This is because jealousy goes further in the apprehension and interpretation of signs. It is the destination of love, its finality.
Indeed, it is inevitable that the signs of a loved person, once we “explicate” them, should be revealed as deceptive: addressed to us, applied to us, they nonetheless express worlds that exclude us and the beloved will not and cannot make us know.
Not by virtue of any particular ill will on the beloved’s part, but of a deeper contradiction, which inheres in the nature of love and in the general situation of worldliness; they are not empty signs, standing for thought and action.
They are deceptive signs that can be addressed to us only be concealing what they express: the origin of unknown worlds, of unknown actions and thoughts that give them a meaning. They do not excite a superficial, nervous exaltation, but the suffering of a deeper exploration. The beloved’s lies are the hieroglyphics of love. The interpreter of love’s signs is necessarily the interpreter of lies. His fate is expressed in the motto To love without being loved.