“Chỉ là một Con Người của Chữ Nghĩa” | “Merely a Man of Letters” – Jorge Luis Borges

JORGE LUIS BORGES

(1899-1986)

Lời giới thiệu:
Không được giải Nobel, không ăn khách và cũng không hề viết tiểu thuyết, nhưng Jorge Luis Borges vẫn được xem là một trong vài nhà văn lớn nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trên thế giới trong thế kỷ 20 vừa qua. Ông được khen ngợi là một cây bút không ngừng cách tân và không ngừng khai phá. Ngay từ lúc còn rất trẻ, ông đã tham gia vào nhóm Ultraismo, cộng tác với tờ báo Martín Fierro và đồng sáng lập viên của tạp chí Proa: Cả ba đều nổi tiếng với tinh thần tiền vệ (avant-garde). Ngoài ra, mỗi sáng tác của ông, từ thơ đến truyện ngắn đều là những thử nghiệm độc đáo làm xô lệch hẳn những quy ước quen thuộc gắn liền với từng thể loại. Borges cũng được khen ngợi là một cây bút thông thái hiếm có. Từ nhỏ, ông đã học được nhiều ngoại ngữ (sinh ra ở Buenos Aires, Argentina, nhưng ông lại học tiếng Anh trước khi học tiếng Tây-ban-nha!), và gần như cả đời làm việc trong thư viện (lúc đầu là nhân viên soạn thư mục, sau là giám đốc Thư viện Quốc gia), ông đọc và hiểu sâu sắc rất nhiều nền văn học và văn hoá khác nhau. Chính sự thông thái này là nền tảng vững chắc cho các nỗ lực cách tân không mệt mỏi của ông.
Cả sự thông thái lẫn tinh thần cách tân này đều thể hiện khá rõ trong bài phỏng vấn dưới đây. Bài phỏng vấn này do Denis Dutton và Michael Palencia-Roth (đồng chủ bút của tập san Philosophy and Literature) thực hiện cùng với sự hợp tác của Lawrence I. Berkove (thuộc Đại Học Michigan – Dearborn) vào ngày 14 tháng 4 năm 1976, lúc Borges được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại đây. Sau đó, bài phỏng vấn được đăng tải trên tạp chí Philosophy and Literature số 1 năm 1977, và mới đây được đưa lên website của Dennis Dutton.
Phan Quỳnh Trâm

_______

“CHỈ LÀ MỘT CON NGƯỜI CỦA CHỮ NGHĨA”

Denis Dutton: Tại sao ông không nói cho chúng tôi biết về những triết gia đã gây ảnh hưởng đến tác phẩm của ông, những người ông ưa thích nhất?

Jorge Luis Borges: Vâng, chuyện đó thì dễ thôi. Tôi nghĩ anh có thể nói về hai người: Berkeley và Schopenhauer. Nhưng tôi nghĩ cũng có thể nói về Hume nữa, bởi vì, xét cho cùng thì, tất nhiên Hume bác bỏ Berkeley. Nhưng sự thật thì ông lại đi ra từ Berkeley — ngay cả khi Berkeley đi ra từ Locke. Chúng ta có thể xem Locke, Berkeley và Hume như là ba mắt xích trong một cuộc tranh luận. Thế nhưng trong triết học, khi một người bác bỏ một người khác thì có nghĩa là hắn ta đang tiếp tục cuộc tranh luận.

Michael Palencia-Roth: Như vậy thì vị trí của Schopenhauer là ở đâu?

Borges: Schopenhauer rất khác Hume. Tất nhiên, Schopenhauer có ý tưởng riêng về Ý Chí. Đó là điều không thấy ở Hume. Nhưng dĩ nhiên ở trường hợp của Berkeley thì khác. Tôi cho rằng ông ấy nghĩ về Thượng Đế như là người biết tất cả mọi thứ ở mọi thời điểm, tôi muốn nói rằng nếu tôi hiểu đúng về ông ấy. Nếu chúng ta đi vắng, căn phòng này có biến mất không? Đương nhiên là không, bởi vì, Thượng Đế đang nghĩ về nó.

Bây giờ, nói về trường hợp của Schopenhauer, tôi đang đọc cuốn Die Welt als Wille und Vorstellung, Thế Giới Ý Chí và Ý Tưởng, tôi khá sửng sốt, hay có thể nói rằng tôi cảm thấy hoang mang, lúng túng bởi một điều gì đó cứ liên tục tái diễn trong Schopenhauer. Dĩ nhiên có thể đó chỉ là một sơ sẩy của ngòi bút, nhưng vì ông ấy hay trở lại vấn đề đó, thêm nữa vì ông ấy là một nhà văn rất cẩn trọng, tôi ngờ rằng đó phải chăng chỉ là một sơ sẩy. Ví dụ như, đầu tiên Schopenhauer cho rằng mọi thứ, vũ trụ, các tinh tú, các khoảng không gian giữa các tinh tú, các hành tinh, quả đất này, tất cả đều không tồn tại, ngoại trừ trong tâm thức của những ai có thể nhận biết được chúng — đúng không?

MP-R: Vâng.

Borges: Nhưng rồi, đến lượt tôi ngạc nhiên — và tôi nghĩ rằng điều này thì các anh có thể giải thích cho tôi biết, bởi vì các anh là triết gia, còn tôi thì không — Schopenhauer cho rằng tất cả những thứ đó đều không tồn tại ngoại trừ trong trí óc. Và rằng vũ trụ — tôi vẫn còn nhớ những chữ này, và tôi không nghĩ rằng tôi đang “chế” ra nó — “ist ein Gehirnphänomen,” nghĩa là thế giới chỉ là một hiện tượng trí não. Đấy, khi đọc đến đấy tôi thấy hoang mang. Bởi vì, tất nhiên, nếu suy ngẫm về vũ trụ, tôi nghĩ rằng trí não chỉ là một phần của thế giới bên ngoài cũng như các tinh tú hay mặt trăng. Vì xét cho cùng thì — tôi không chắc — trí não cũng chỉ là một hệ thống của thị giác, xúc giác và các cảm quan. Nhưng ông ấy cứ nhấn mạnh về bộ não.

MP-R: Vâng.

Borges: Nhưng tôi lại không nghĩ rằng, chẳng hạn, đức giám mục Berkeley lại khăng khăng nói về bộ não, cũng như Hume mà lại khăng khăng nói về trí óc, về ý thức…

DD: Đôi khi có người cho rằng người ta có thể thấy Berkeley trong những truyện ngắn kiểu như “Orbis Tertius”.

Borges: Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Tất nhiên rồi. Nhưng trong truyện đó, tôi cũng được dẫn dắt bởi những phương tiện văn chương nữa.

DD: Ông phân biệt phương tiện văn chương và phương tiện triết học trong truyện ấy như thế nào? Ông có thể giải thích điều đó chứ?

Borges: Ồ, vâng. Tôi sẽ giải thích một cách rất dễ dàng… Bách khoa toàn thư, có thể nói, là nguồn đọc chính trong đời tôi. Tôi luôn quan tâm đến những bộ từ điển bách khoa. Trước kia tôi thường đến Thư viện Quốc gia ở Buenos Aires — và bởi vì tính tôi nhút nhát, tôi cảm thấy rất khó khăn khi phải mở miệng hỏi tìm một cuốn sách, hay hỏi người quản thủ thư viện, thế nên tôi tìm trên kệ sách bộ Bách khoa toàn thư Britannica. Tất nhiên, sau đó, tôi có bộ sách đó ở nhà, ngay bên cạnh tôi. Và tôi có thể với lấy bất kỳ tập nào để đọc một cách ngẫu nhiên. Thế rồi một đêm tôi được tưởng thưởng một cách xứng đáng, bởi tôi đọc hết tất cả những thứ về Druses, Dryden và Druids[*] — một kho tàng, phải không? — tất cả đều ở cùng một tập, dĩ nhiên, ở tập “Dr–.”

Thế rồi tôi có ý tưởng rằng hay biết mấy nếu nghĩ đến một bộ từ điển bách khoa của một thế giới có thực, rồi nghĩ đến một bộ từ điển bách khoa, dĩ nhiên là một bộ rất chính xác, của một thế giới tưởng tượng, nơi mà tất cả mọi thứ đều có liên hệ với nhau. Nơi, chẳng hạn, anh có thể nói, một ngôn ngữ và rồi một nền văn học đi với ngôn ngữ ấy, và rồi một lịch sử đi liền với nó, cứ như thế. Rồi tôi nghĩ, ừ, tôi sẽ viết một câu chuyện về một bộ từ điển bách khoa giả tưởng. Và tất nhiên sẽ cần rất nhiều người khác nhau để cùng viết nó, để đến với nhau và thảo luận rất nhiều điều — các nhà toán học, các triết gia, các nhà văn hoá, các kiến trúc sư, các kỹ sư, và rồi có cả các tiểu thuyết gia hay các sử gia. Và bởi vì tôi cần một thế giới rất khác cái thế giới chúng ta đang sống — nếu chỉ đặt ra những cái tên giả tưởng thì chưa đủ — tôi mới nghĩ, tại sao không đặt ra một thế giới dựa trên, chẳng hạn, những ý tưởng của Berkeley?

DD: Một thế giới trong đó Berkeley là lương thức chứ không phải Descartes?

Borges: Vâng, đúng như vậy. Thế rồi ngay hôm đó tôi viết truyện “Tlön, Uqbar, Orbis Tertius”, một truyện thu hút được nhiều độc giả. Và tất nhiên, toàn thể câu chuyện đặt cơ sở trên lý thuyết của chủ nghĩa duy tâm, cái ý tưởng rằng không có vật thể mà chỉ có các diễn biến, không có danh từ mà chỉ có động từ, không có vật thể mà chỉ có những cảm thức…

Lawrence I. Berkove: “Tlön” là một ví dụ xác đáng về một trong những câu chuyện của ông, qua đó — dù cho câu chuyện kết thúc như thế nào đi nữa — độc giả vẫn được khuyến khích để tiếp tục áp dụng những ý tưởng của ông.

Borges: Vâng, tôi hy vọng thế. Nhưng tôi tự hỏi không biết đó có phải là những ý tưởng của riêng tôi hay không. Bởi vì thực sự tôi không phải là một nhà tư tưởng. Tôi đã dùng tư tưởng của các triết gia cho những mục đích văn chương riêng của tôi, nhưng tôi không nghĩ rằng tôi là một nhà tư tưởng. Tôi cho rằng ý nghĩ của tôi đã được nghĩ giùm bởi Berkeley, bởi Hume, bởi Schopenhauer, bởi Mauthner, có lẽ thế.

MP-R: Ông nói rằng ông không phải là một nhà tư tưởng…

Borges: Không, ý tôi muốn nói là tôi không có một hệ thống triết học nào của riêng mình. Tôi cũng không bao giờ thử làm điều đó. Tôi chỉ là một con người của chữ nghĩa. Cũng giống vậy, ví dụ như — à, tất nhiên, lẽ ra tôi không nên chọn ví dụ này — cũng như cách Dante sử dụng thần học cho mục đích của thơ ca, hay Milton cũng sử dụng thần học cho mục đích của thơ ông ấy, thì tại sao tôi không thể dùng triết học, đặc biệt là triết học duy tâm — thứ triết học đã thu hút tôi — để viết một câu chuyện hay một truyện ngắn? Tôi nghĩ rằng tôi được phép chứ, phải không?

DD: Ông chắc chắn có một điểm chung với các triết gia, đó là niềm đam mê với sự phức tạp và nghịch lý.

Borges: Ồ vâng, dĩ nhiên — tôi nghĩ rằng triết học bắt nguồn từ tình trạng phức tạp của chúng ta. Nếu anh đã đọc những cái mà tôi mạn phép gọi là những “tác phẩm” của tôi, nếu anh đã đọc những bản thảo của tôi, bất cứ cái nào — anh có thể thấy rằng có một có một biểu tượng rất hiển nhiên của sự phức tạp, đó là cái mê cung. Tôi cho rằng đó là một biểu tượng rất rõ của sự phức tạp. Cái mê cung và sự kinh ngạc đi song song với nhau, đúng không? Cái mê cung chắc hẳn là một biểu tượng của sự kinh ngạc.

DD: Nhưng có vẻ như các triết gia không bao giờ hài lòng với việc chỉ đương đầu với sự phức tạp, họ muốn những câu trả lời, những hệ thống.

Borges: Vâng, họ làm đúng đấy.

DD: Họ đúng à?

Borges: Vâng, thì có lẽ không một hệ thống nào là hoàn chỉnh cả, nhưng cuộc truy tầm cho ra một hệ thống thì quả là rất thú vị.

MP-R: Ông có cho rằng tác phẩm của ông là sự truy tầm một hệ thống nào đó?

Borges: Không tôi không có tham vọng đến như vậy. Tôi muốn gọi nó, không phải là truyện khoa học giả tưởng, nhưng là truyện hư cấu về triết học, hay truyện hư cấu về những giấc mơ. Thêm nữa, tôi rất quan tâm đến thuyết duy ngã, vốn chỉ là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa duy tâm. Tuy vậy, kể cũng lạ, rằng tất cả những ai viết về thuyết duy ngã đều viết về nó để mà bác bỏ nó. Tôi chưa từng thấy một cuốn sách nào ủng hộ thuyết duy ngã. Tôi biết anh muốn nói gì: bởi vì chỉ có một kẻ mơ mộng, thì tại sao ông lại viết một cuốn sách? Nhưng nếu chỉ có một kẻ mơ mộng, thì tại sao anh lại không thể mơ mộng về chuyện viết một cuốn sách?

DD: Bertrand Russell có lần đề nghị rằng tất cả những người theo thuyết duy ngã nên họp lại để hình thành Hội-những-người-theo-thuyết-duy-ngã.

Borges: Vâng, ông ấy viết về thuyết duy ngã một cách rất thông minh. Bradley trong cuốn Bề Ngoài và Thực Tại cũng vậy. Thế rồi tôi đọc một cuốn sách có nhan đề là Thuyết Duy Ngã của một nhà văn Ý, trong đó ông ấy cho rằng toàn bộ hệ thống là một bằng chứng của thuyết vị kỷ, của tính ích kỷ của thời kỳ này. Điều đó thật ngớ ngẩn.Tôi không bao giờ nghĩ về thuyết duy ngã theo cách đó.

MP-R: Ông nghĩ về thuyết duy ngã như thế nào?

Borges: Tôi nghĩ rằng thuyết duy ngã là không thể tránh khỏi.

MP-R: Có thể hay không thể tránh khỏi?

Borges: Tôi nên nói, không thể tránh khỏi nó một cách có logic, bởi vì không ai tin vào nó. Nó hơi giống như những gì Hume nói về Berkeley: “Lập luận của ông ta không thừa nhận một sự bác bỏ nào mà cũng không đưa ra một khẳng quyết nào.” Thuyết duy ngã cũng không thừa nhận một sự bác bỏ nào mà cũng không đưa ra một khẳng quyết nào.

DD: Ông có nghĩ rằng một câu chuyện có thể trình bày một quan điểm triết học hiệu quả hơn là một triết gia có thể biện luận cho nó?

Borges: Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó, nhưng tôi nghĩ rằng anh nói đúng, thưa anh. Tôi cho rằng anh — vâng, vâng, tôi nghĩ anh nói đúng . Bởi vì — tôi không nhớ ai đã nói, có phải Bernard Shaw không nhỉ? — ông ấy nói, các lý lẽ không thể thuyết phục được ai cả. Không phải, Emerson nói. Ông ấy nói, các lý lẽ không thể thuyết phục được ai cả. Và tôi cho rằng ông ta nói đúng, ngay cả nếu anh nghĩ đến những bằng chứng về sự tồn tại của Thượng Đế, ví dụ như thế — có phải không? Trong trường hợp đó, nếu các lý lẽ không thuyết phục được ai, thì một con người có lẽ bị thuyết phục bởi những dụ ngôn hay những ngụ ngôn hay cái gì khác chăng? Hay những truyện hư cấu? Những thứ đó có sức thuyết phục hơn tam đoạn luận nhiều — và đúng thế, tôi cho là vậy. Vâng, dĩ nhiên khi tôi nghĩ về điều gì đó theo cách của Chúa Kitô. Nếu tôi nhớ không lầm thì ngài không bao giờ dùng đến lý lẽ; ngài dùng văn phong, ngài dùng những ẩn dụ nào đó. Thật là lạ — vâng, và ngài luôn luôn dùng những câu nói gây ấn tượng rất mạnh. Ngài không nói: “Ta không đến để mang lại hoà bình nhưng mang lại chiến tranh — Ngài nói: “Ta không đến để mang lại hoà bình nhưng mang lại một lưỡi gươm.” Chúa Kitô suy nghĩ bằng dụ ngôn. Vâng, theo như… — tôi nghĩ chính là Blake đã nói rằng một con người — ý tôi muốn nói, nếu y là một Kitô hữu — không nên chỉ là kẻ chính trực mà còn nên là kẻ thông minh… y cũng nên là một nghệ sĩ, bởi vì Chúa Kitô đã dạy nghệ thuật qua cách thuyết giảng riêng của ngài, bởi vì mỗi một câu nói của Chúa Kitô, thậm chí từng lời nói của Chúa Kitô, đều có một giá trị văn chương, và có thể được xem như một là ẩn dụ hoặc là một dụ ngôn.

DD: Như vậy thì rốt cuộc, theo ông, cái gì phân biệt tính triết học với tính văn học, nếu chúng đều có những điểm chung này?

Borges: Tôi cho rằng một triết gia thì nhắm đến một đường lối chính xác của tư duy, và tôi cho rằng một nhà văn thì lại ưa thích tự sự, anh ta kể chuyện, với những ẩn dụ.

MP-R: Có thể nào một tự sự, đặc biệt là một mẩu tự sự ngắn, lại có thể chính xác trong ý nghĩa triết học?

Borges: Tôi cho rằng có thể. Dĩ nhiên, trong trường hợp đó, nó phải là một truyện ngụ ngôn. Tôi nhớ lúc tôi đọc cuốn tiểu sử Oscar Wilde do Hesketh Pearson viết. Trong đó có một cuộc bàn luận kéo dài về số mệnh và tự do ý chí. Rồi ông ta hỏi Wilde nghĩ thế nào về tự do ý chí. Thế rồi Wilde đã trả lời bằng một câu chuyện. Câu chuyện có vẻ không xác đáng, nhưng thật ra không phải thế. Ông ta kể — vâng, vâng, vâng, một vài cái đinh, chốt, và kim sống lân cận với một thỏi nam chân, và một kẻ trong đám đó nói, “Tôi nghĩ chúng ta nên đến thăm thỏi nam châm.” Và kẻ khác nói “Tôi nghĩ nhiệm vụ của chúng ta là phải đến thăm thỏi nam châm.” Rồi một kẻ khác lại nói, “Chúng ta phải đi ngay, không được phép chậm trễ.” Thế rồi trong lúc chúng đang nói, một cách không ý thức, chúng chạy vội về phía thỏi nam châm, kẻ đang mỉm cười vì biết tất cả đều đang đến thăm hắn. Anh có thể tưởng tượng một thỏi nam châm đang mỉm cười. Anh thấy đấy, Wilde đưa ra ý kiến của ông ấy, và ý kiến của ông ấy là: chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những tác nhân tự do, nhưng dĩ nhiên là không phải thế…

Nhưng tôi muốn nói cho rõ rằng nếu người ta có thể tìm thấy bất cứ ý tưởng nào trong những gì tôi viết, thì những ý tưởng đó đã đến sau khi viết. Ý tôi là, tôi đã bắt đầu bằng cái viết, tôi đã bắt đầu bằng câu chuyện, tôi đã bắt đầu với sự mộng tưởng, nếu anh muốn gọi nó như vậy. Rồi sau đó, có lẽ thế, một ý tưởng nào đó mới sinh ra. Nhưng tôi đã không bắt đầu, như tôi nói, bằng cái luận đề rồi mới viết một ngụ ngôn để chứng minh nó.

****

Đến đây chấm dứt phần thu âm của buổi nói chuyện với Borges dù cuộc nói chuyện ấy đã bắt đầu sớm hơn và sẽ còn tiếp tục vài phút sau đó trong phòng cũng như trong giờ ăn trưa.

_________________________________

[*]Druids: các thành viên của dòng tu Celtic.

______________________________________________________________
Jorge Luis Borges,  Denis Dutton và Michael Palencia-Roth –
Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm, với sự hiệu đính của Hoàng Ngọc-Tuấn.

Độc giả có thể nghe cuốn băng thu âm cuộc nói chuyện này Ở ĐÂY.

“Merely a Man of Letters”

Jorge Luis Borges: an interview

Denis Dutton: Why don’t you tell us about some of the philosophers who have influenced your work, in whom you’ve been the most interested?

Jorge Luis Borges: Well, I think that’s an easy one. I think you might talk in terms of two: those would be Berkeley and Schopenhauer. But I suppose Hume might be worked in also, because, after all, of course Hume refutes Berkeley. But really, he comes from Berkeley — even if Berkeley comes from Locke. You might think of Locke, of Berkeley, and of Hume as being three links in an argument. But when somebody refutes somebody else in philosophy, he’s carrying on the argument.

Michael Palencia-Roth: Where would Schopenhauer come in?

Borges: Schopenhauer is very different from Hume. Of course, Schopenhauer had his idea of the Will. That is not to be found in Hume. But of course in the case of Berkeley it is different. I suppose he thought of God as being aware of all things all the time, I mean if I don’t get him wrong. If we go away, does this room disappear? No, it doesn’t, of course, because God is thinking about it.

Jorge Luis Borges, mid-1970s

Now, in the case of Schopenhauer, I was rereading Die Welt als Wille und VorstellungThe World as Will and Idea, and I was rather taken aback, or rather baffled I should say, or puzzled by something that keeps on recurring in Schopenhauer. Of course it may have been a slip of the pen, but as he goes back to it, and as he was a very careful writer, I wonder if it is a slip of the pen. Well, for example, Schopenhauer begins by saying that all this, the universe, the stars, the spaces in between, the planets, this planet, those things have no existence, except in the mind which perceives them — no?

MP-R: Yes.

Borges: But then, to my surprise — and I suppose you can explain this to me, since you are philosophers and I am not — what Schopenhauer says is that all those things have no existence except in the brain. And that the universe — I remember these words, I don’t think I’m inventing them now — “ist ein Gehirnphänomen,” that the world is a cerebral phenomenon. Now, when I read that I was baffled. Because, of course, if you think of the universe, I suppose the brain is as much a part of the external world as the stars or the moon. Because the brain after all is a system of — I don’t know — of visual, of tactile, perceptions. But he keeps on insisting on the brain.

MP-R: Yes.

Borges: But I don’t think, for example, that Bishop Berkeley insists on the brain, or Hume, who would have insisted on the mind, consciousness….

DD: People sometimes say that they see Berkeley in stories like “Orbis Tertius.”

Borges: Yes, I suppose they do. Well, of course. But in that story I was led by literary means also.

DD: How do you distinguish the literary from the philosophical means in that story? Could you explain that?

Borges: Oh, well, yes, I’ll explain very easily…. Encyclopedias have been, I’d say, my life’s chief reading. I have always been interested in encyclopedias. Well, I used to go to the Biblioteca Nacional in Buenos Aires — and since I was so shy, I felt I could not cope with asking for a book, or a librarian, so I looked on the shelves for the Encyclopædia Britannica. Of course, afterwards, I had that book at home, by my hand. And then I would pick up any chance volume and I would read it. And then one night I was richly rewarded, because I read all about the Druses, Dryden, and the Druids — a treasure trove, no? — all in the same volume, of course, “Dr–.”

Then I came to the idea of how fine it would be to think of an encyclopedia of an actual world, and then of an encyclopedia, a very rigorous one of course, of an imaginary world, where everything should be linked. Where, for example, you would have, let’s say, a language and then a literature that went with the language, and then a history with it, and so on. Then I thought, well, I’d write a story of the fancy encyclopedia. Then of course that would need many different people to write it, to get together and to discuss many things — the mathematicians, philosophers, men of letters, architects, engineers, then also novelists or historians. Then, as I needed a quite different world from ours — it wasn’t enough to invent fancy names — I said, why not a world based on, let’s say, Berkeleyan ideas?

DD: A world in which Berkeley is common sense instead of Descartes?

Borges: Yes, that’s it. Then I wrote that story, “Tlön, Uqbar, Orbis Tertius” that day, which has attracted many readers. And of course, the whole thing was based on the theory of idealism, the idea of there being no things but only happenings, of there being no nouns but only verbs, of there being no things but only perceptions.…

Lawrence I. Berkove: “Tlön” is a good example of one of your stories where, however the story ends, the reader is encouraged to continue applying your ideas.

Borges: Well, I hope so. But I wonder if they are my ideas. Because really I am not a thinker. I have used the philosophers’ ideas for my own private literary purposes, but I don’t think that I’m a thinker. I suppose that my thinking has been done for me by Berkeley, by Hume, by Schopenhauer, by Mauthner perhaps.

MP-R: You say you’re not a thinker…

Borges: No, what I mean to say is that I have no personal system of philosophy. I never attempt to do that. I am merely a man of letters. In the same way, for example that — well, of course, I shouldn’t perhaps choose this as an example — in the same way that Dante used theology for the purpose of poetry, or Milton used theology for the purposes of his poetry, why shouldn’t I use philosophy, especially idealistic philosophy — philosophy to which I was attracted — for the purposes of writing a tale, of writing a story? I suppose that is allowable, no?

DD: You share one thing certainly with philosophers, and that is a fascination with perplexity, with paradox.

Borges: Oh yes, of course — well I suppose philosophy springs from our perplexity. If you’ve read what I may be allowed to call “my works” — if you’ve read my sketches, whatever they are — you’d find that there is a very obvious symbol of perplexity to be found all the time, and that is the maze. I find that a very obvious symbol of perplexity. A maze and amazement go together, no? A symbol of amazement would be the maze.

DD: But philosophers seem not content ever to merely be confronted with perplexity, they want answers, systems.

Borges: Well, they’re right.

DD: They’re right?

Borges: Well, perhaps no systems are attainable, but the search for a system is very interesting.

MP-R: Would you call your work a search for a system?

Borges: No, I wouldn’t be as ambitious as all that. I would call it, well, not science fiction, but rather the fiction of philosophy, or the fiction of dreams. And also, I’m greatly interested in solipsism, which is only an extreme form of idealism. It is strange, though, that all the people who write on solipsism write about it in order to refute it. I haven’t seen a single book in favor of solipsism. I know what you would want to say: since there is only one dreamer, why do you write a book? But if there is only one dreamer, why could you not dream about writing a book?

DD: Bertrand Russell once suggested that all the solipsists ought to get together and form a solipsist association.

Borges: Yes, he wrote very cleverly about solipsism. And so did Bradley in his Appearance and Reality. And then I read a book calledIl Solipsismo by an Italian writer, where he says that the whole system is a proof of the egoism, of the selfishness of this period. That’s idiotic. I’ve never thought of solipsism in that way.

MP-R: How do you think of solipsism?

Borges: Well, I suppose that solipsism is unavoidable.

MP-R: Avoidable or unavoidable?

Borges : I should say, it’s unavoidable in a logical way, since nobody can believe in it. It is a bit like what Hume says of Berkeley: “His arguments admit of no refutation and produce no conviction.” Solipsism admits of no refutation and produces no conviction….

DD: Do you think that it is possible then for a story to represent a philosophical position more effectively than a philosopher can argue for it?

Borges: I have never thought of that, but I suppose you’re right, Sir. I suppose you — yes, yes, I think you’re right. Because as — I don’t know who said that, was it Bernard Shaw? — he said, arguments convince nobody. No, Emerson. He said, arguments convince nobody. And I suppose he was right, even if you think of proofs for the existence of God, for example — no? In that case, if arguments convince nobody, a man may be convinced by parables or fables or what? Or fictions. Those are far more convincing than the syllogism — and they are, I suppose. Well, of course, when I think of something in terms of Jesus Christ. As far as I remember, he never used arguments; he used style, he used certain metaphors. It’s very strange — yes, and he always used very striking sentences. He would not say, I don’t come to bring peace but war — “I do not come to bring peace but a sword.” The Christ, he thought in parables. Well, according to — I think that it was Blake who said that a man should be — I mean, if he is a Christian — should be not only just but he should be intelligent … he should also be an artist, since Christ had been teaching art through his own way of preaching, because every one of the sentences of Christ, if not every single utterance of Christ, has a literary value, and may be thought of as a metaphor or as a parable.

DD: What do you think ultimately, then, separates the philosophical from the literary temperament, if they share these things in common?

Borges: I suppose a philosopher goes in for a rigorous way of thinking, and I suppose a writer is also interested in narratives, he’s telling tales, with metaphors.

MP-R: Can a narrative, especially a short narrative, be rigorous in a philosophical sense?

Borges: I suppose it could be. Of course, in that case it would be a parable. I remember when I read a biography of Oscar Wilde by Hesketh Pearson. Then there was a long discussion going on about predestination and free will. And he asked Wilde what he made of free will. Then he answered in a story. The story seemed somewhat irrelevant, but it wasn’t. He said — yes, yes, yes, some nails, pins, and needles lived in the neighborhood of a magnet, and one of them said, “I think we should pay a visit to the magnet.” And the other said, “I think it is our duty to visit the magnet.” The other said, “This must be done right now. No delay can be allowed.” Then when they were saying those things, without being aware of it, they were all rushing towards the magnet, who smiled because he knew that they were coming to visit him. You can imagine a magnet smiling. You see, there Wilde gave his opinion, and his opinion was that we think we are free agents, but of course we’re not….

But I would like to make it clear that if any ideas are to be found in what I write, those ideas came after the writing. I mean, I began by the writing, I began by the story, I began with the dream, if you want to call it that. And then afterwards, perhaps, some idea came of it. But I didn’t begin, as I say, by the moral and then writing a fable to prove it.

****

This ends the recorded portion of the conversation with Borges, though that conversation began earlier and also continued for several minutes more in the room, as well as later over lunch.

Copyright 1977 © The Johns Hopkins University Press. All rights reserved.

2 thoughts on ““Chỉ là một Con Người của Chữ Nghĩa” | “Merely a Man of Letters” – Jorge Luis Borges

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s