JAIME TORRES BODET
(1902-1974)
Jaime Torres Bodet là một nhà ngọai giao, chính khách, nhà văn và nhà thơ nổi tiếng của Mexico. Ông từng làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1943-46 và 1958-64), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1946-48), Tổng giám đốc của UNESCO (1948-1952), và Đại sứ Mexico tại Pháp (1955-1958). Ngày 13 tháng 5, 1974, khi phát hiện mình bị ung thư, ông tự tử.
Về văn xuôi, Torres Bodet đã xuất bản 6 cuốn tiểu thuyết trong vòng 10 năm khởi nghiệp viết lách, từ 1927 đến 1937, trong đó được khen ngợi nhiều nhất là cuốn Sombras (1937). Về thơ, ông sáng tác nhiều hơn. Tập thơ đầu tiên, Fervor, xuất bản năm 1918, lúc Torres Bodet 16 tuổi, chịu ảnh hưởng nặng nề của trường phái tượng trưng và hiện đại chủ nghĩa. Sau đó, dưới ảnh hưởng của các nhà tiền vệ châu Âu, ông nhanh chóng chuyển hướng sang những phong cách sáng tác mới mẻ hơn và trở thành một trong những thi sĩ hàng đầu của Mexico trong thế kỷ 20. Những tập thơ nổi tiếng nhất của ông bao gồm Poesías (1926), Sin tregua (1957) và Selected Poems (thơ song ngữ Anh và Tây Ban Nha, 1964).
Phan Quỳnh Trâm
Bản tóm tắt
Chúng ta sống bằng cách không hiện hữu… Bằng hiện hữu, chúng ta chết.
Chúng ta dự phóng mọi việc trong khi chúng ta sống.
Dự phóng của hy vọng trong mong ước
và, khi đã chiếm lĩnh, chúng ta khao khát sự từ bỏ.
Trong cánh đồng lúa mì còn non, màu xanh luôn luôn
là sự lo lắng của thân mạ. Nó kết thúc với màu vàng óng.
Nhưng, sự kết thúc ấy bắt đầu từ đâu?
Chúng ta sống bằng cách phát minh ra những gì chúng ta không là.
Ngược lại, sự tuyệt đối tráng lệ
của những gì không còn chịu đựng sự hư hoại
của những gì không còn thay đổi được
trong thời gian hoặc sự lãng quên,
cái phần vững chắc này
của cuộc sống bất khả biến chuyển chính là cái chết,
đó là cách nó bảo đảm chúng ta, định tính chúng ta,
khai mở chúng ta và trình bày chúng ta trước mọi sự.
Chúng ta sống chỉ với niềm tin rằng chúng ta đã hiện hữu.
Chúng ta sẽ luôn luôn ở đằng sau cái chết.
——————–
Phan Quỳnh Trâm dịch từ bản tiếng Anh, “Summary”, của Sonja Karsen, in trong tuyển tập Twentieth-century Latin American Poetry: A Bilingual Anthology, do Stephen Tapscott biên tập (The University of Texas Press, 1996), tr. 184-185. Hoàng Ngọc-Tuấn hiệu đính theo nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, “Resumen”, trong Torres Bodet, James, Obras escogidas (México: Fondo de Cultura Económica [Letrsa Mexicanas, s.n.], 1961) 158.
Summary
(Translated from Spanish by Sonja Karsen)
We live by not being… By being we die.
We are a project in everything while we live.
Project of hope in desire;
and, when we possess the desired end,
project of evasion, thirst of abandon.
In the young wheat field, green is always
anxiety of the stem. It ends in gold.
But, where begins all that ends?
We live by inventing what we are not.
In contrast, the magnificent absolute
of what no longer suffers change
of what no longer
either time or oblivion can change,
this solid piece
of unalterable life which is death,
how it guarantees, defines,
reveals and shows us up in everything.
We live only believing that we existed.
We will always be posthumous.
Resumen
Vivimos de no ser… De ser morimos.
Somos proyecto en todo mientras somos.
Proyecto de esparanza en el deseo;
y, cuando de evasión, sed de abandono.
En el joven trigal, lo verde es siempre
ansiedad de la espiga. Acaba enoro.
Pero ¿dónde comienza cuanto acaba?
Vivimos de invantar lo que no somos.
En cambio, este magnífico abosoluto
de lo que ya no sufre deterioros,
de lo que ya no pueden
modificar ni el tiempo ni el olvido,
este sólido trozo
de vida inalterable que es la muerte
cómo nos garantiza y nos define
y nos revela y nos demuestra en todo!
Vivimos sólo de creer que fuimos.
Suremos siempre póstumous.
My brother suggested I might like this blog.
He was entirely right. This publish actually made my day. You can not believe just how much time I had spent for this info!
Thanks!
LikeLike
Thank you Klonopin. My apology, I didn’t see your comment until today. Best. Q
LikeLike