Trước Pháp Luật | Before the Law – Franz Kafka

“Trước Pháp Luật” là truyện ngắn, có thể gọi là truyện cực ngắn (trong nguyên tác tiếng Đức chỉ có vỏn vẹn 584 từ), nhưng là một tác phẩm quan trọng của Kafka (1883-1924). Nó là một trong những tác phẩm hiếm hoi được Kafka cho đăng tải hai lần lúc ông còn sống (trên Vom Jungsten Tag và Selbstwehr). Hơn nữa, trong nhật ký, ông còn cho đó là tác phẩm khiến ông có “cảm giác thoả mãn và hạnh phúc” (Dẫn theo Erwin R. Steinberg, “Kafka’s ‘Before the Law’, a reflection of fear of marriage; and corroborating language patterns in the diaries”, Journal of Modern Literature, Mar 86, Vol. 13 Issue 1, tr.129). Cũng có thể xem đó như một sơ thảo của cuốn tiểu thuyết Vụ án, một tác phẩm dở dang nhưng rất nổi tiếng được Kafka sáng tác về sau. Trên thực tế, Kafka sau đó đã sử dụng “Trước Pháp Luật” như một phần nhỏ (nằm trong chương 9) của cuốn Vụ án, nhưng đó là phần quan trọng. Theo Harold Bloom, nếu Vụ án có một trung tâm thì trung tâm ấy chính là truyện cực ngắn này. (Harold Bloom, Franz Kafka, Infobase Publishing, New York, 2010, tr. 20)
Đi xa hơn nữa, chúng ta cũng có thể xem đó là tác phẩm tiêu biểu cho cả phong cách lẫn tư tưởng của Kafka. Về phong cách, “Trước Pháp Luật” là một ngụ ngôn mang đầy tính ẩn dụ, điều khiến nhiều nhà phê bình thường đặt nó bên cạnh vở kịch Trong khi chờ Godot của Samuel Beckett, như những tác phẩm có sức gợi mở lớn lao, cơ hồ không bao giờ cạn kiệt, luôn luôn thách thức khả năng diễn dịch của hết thế hệ này đến thế hệ khác. Về tư tưởng, “Trước Pháp Luật” kết tinh những ám ảnh và trăn trở không dứt của Kafka về quan hệ giữa con người và chân lý, công lý, quyền lực cũng như số phận.
Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của nó, “Trước Pháp Luật” đã thu hút sự chú ý và phân tích của rất nhiều nhà phê bình và học giả. Trong cuốn The Complete Stories of Franz Kafka do Nahum N. Glatzer biên tập (1971), truyện “Trước Pháp Luật” được đặt trên cùng, dù đó không phải là tác phẩm đầu tiên của Kafka.
Cũng xin thưa là, trong bản dịch này, tôi dịch nhan đề “Before the Law” là “Trước Pháp Luật” (cũng như một số dịch giả Việt Nam khác). Tuy nhiên nên lưu ý là “Law” có ý nghĩa rộng là Luật, chứ không chỉ là pháp luật. Pháp luật (do Quốc Hội một nước ban hành) chỉ là một phần của khái niệm Luật. Ngoài pháp luật, còn có các luật lệ tôn giáo, xã hội, và cả luật tự nhiên. Theo nhiều nhà phân tích ở Tây phương, các luật lệ tôn giáo và các taboo trong xã hội là những ám ảnh lớn đối với Kafka. Dù vậy, đối với độc giả Việt Nam, việc giới hạn trong ý niệm pháp luật cũng có một ý nghĩa quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi pháp luật không ngừng bị chà đạp, tiếng kêu cứu của vô số người dân thấp cổ bé miệng gào lên và tắt ngấm giữa hư không. Trong bối cảnh ấy, hình ảnh người đàn ông đến từ miền quê cả đời mòn mỏi và tuyệt vọng trước cổng Pháp Luật cũng có ý nghĩa và sức hấp dẫn rất đặc biệt. Nó gợi nhớ đến các cuộc biểu tình đòi đất của nông dân trong cả nước những năm vừa qua.
Phan Quỳnh Trâm

TRƯỚC PHÁP LUẬT

Trước Pháp Luật có một tên gác cổng. Một người đàn ông đến từ miền quê xin tên gác cổng cho vào bên trong Pháp Luật. Nhưng tên gác cổng nói hắn không thể cho ông vào lúc này được. Người đàn ông nghĩ ngợi rồi hỏi liệu ông có thể vào một lúc nào khác chăng. Tên gác cổng nói: “Có thể, nhưng không phải lúc này”. Cái cổng Trước Pháp Luật để ngỏ, như thường nó vẫn vậy; tên gác cổng bước qua một bên, người đàn ông nghiêng mình ngó vào bên trong. Khi tên gác cổng nhận ra điều đó, hắn cười phá lên và bảo: “Nếu nó hấp dẫn đến vậy, ông cứ vào đại đi, mặc kệ tôi cấm, nhưng nhớ là tuy tôi có quyền, tôi chỉ là kẻ ít quyền lực nhất trong số những người gác cổng ở đây. Từ phòng này sang phòng khác, ở đâu cũng có những người gác cổng, càng vào sâu thì càng quyền thế. Người gác cổng thứ ba là đã dễ sợ tới độ chính tôi cũng không dám nhìn nữa.” Có những khó khăn mà người đàn ông đến từ miền quê không thể ngờ tới; Pháp Luật, theo ông nghĩ, phải nên rộng mở cho mọi người và mọi lúc, nhưng bây giờ khi đã nhìn kỹ tên gác cổng trong chiếc áo choàng lông thú, với cái mũi to nhọn và hàm râu kiểu Tartar đen, dài và mảnh, ông quyết định tốt nhất là chờ cho đến khi được phép. Tên gác cổng đưa cho ông một chiếc ghế đẩu và để ông ngồi chờ ở bên cánh cổng. Ông đã ngồi ở đó ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Ông tìm mọi cách để được vào, và năn nỉ tên gác cổng đến độ làm cho hắn mệt nhừ. Tên gác cổng thường làm những cuộc phỏng vấn nho nhỏ, hỏi ông về quê quán và nhiều chuyện linh tinh khác, nhưng những câu hỏi ấy thường được cất lên một cách hờ hững, theo kiểu cách các lãnh chúa thường làm, và luôn kết thúc với lời phán là ông chưa thể vào được. Người đàn ông hy sinh tất cả mọi thứ mà ông có, những thứ mà ông mang theo cho chuyến đi, dù quý giá đến mấy, để mua chuộc tên gác cổng. Tên gác cổng nhận tất, nhưng bao giờ cũng lưu ý ông rằng: “Tôi chỉ nhận để cho ông khỏi nghĩ rằng ông đã làm điều chi sơ suất.” Trong suốt nhiều năm trời, người đàn ông chỉ mải mê chú ý vào tên gác cổng. Ông quên bẵng những tên gác cổng khác, và với ông dường như tên gác cổng đầu tiên này mới là trở ngại duy nhất chặn ngang con đường vào Pháp Luật của ông. Ông nguyền rủa sự bất hạnh của mình, thoạt đầu một cách ồn ào và bừa bãi, những năm về sau, càng già, ông chỉ còn lẩm bẩm một mình. Ông trở nên ngây ngô, và nhờ ngắm nghía tên gác cổng trong nhiều năm trời, ông biết đến cả những con bọ chét trong chiếc áo choàng lông thú của hắn, cũng như đã năn nỉ những con bọ chét ấy giúp ông làm sao cho tên gác cổng xiêu lòng. Sau một thời gian dài, thị lực của ông bắt đầu yếu dần, và ông không còn biết được trời tối thực hay cặp mắt đã đánh lừa ông. Tuy vậy, trong bóng tối mờ mịt đó ông vẫn có thể nhận biết được một luồng hào quang không thể dập tắt được cứ tràn ra từ cánh cổng của Pháp Luật. Giờ đây thì ông không còn sống được bao lâu nữa. Trước khi ông chết, tất cả những kinh nghiệm thu thập được trong nhiều năm dài đằng đẵng tụ về một điểm trong đầu ông, một câu hỏi ông chưa từng hỏi tên gác cổng bao giờ. Ông ngoắc hắn lại gần, bởi ông không còn sức để nhấc tấm thân đã cứng đờ của mình. Tên gác cổng phải cúi xuống, bởi chênh lệch về chiều cao đã thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho người đàn ông (cùng với tuổi tác). “Bây giờ ông muốn biết gì nào?” tên gác cổng hỏi, “ông thật là tham.” “Ai cũng muốn đến với Pháp Luật,” người đàn ông nói, “nhưng tại sao trong bao nhiêu năm, ngoài tôi ra, chẳng có ai khác xin vào đây vậy?” Tên gác cổng nhận thấy người đàn ông đã đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, rồi để cho những giác quan đang yếu lả của ông có thể nắm bắt được những lời nói của hắn, hắn gào vào tai ông: “Không có ai khác được vào đây cả, bởi vì chiếc cổng này được dựng lên chỉ để dành riêng cho ông mà thôi. Bây giờ thì tôi sẽ đóng nó lại.”

Frank Kafka – Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm

======
Dịch từ bản Anh ngữ “Before the Law”, trong The Complete Stories of Franz Kafka, ed. Nahum Norbert Glatzer (New York: Schocken Books, 1983) 3-4.
========
BEFORE THE LAW
Before the law sits a gatekeeper. To this gatekeeper comes a man from the country who asks to gain entry into the law. But the gatekeeper says that he cannot grant him entry at the moment. The man thinks about it and then asks if he will be allowed to come in later on. “It is possible,” says the gatekeeper, “but not now.” At the moment the gate to the law stands open, as always, and the gatekeeper walks to the side, so the man bends over in order to see through the gate into the inside. When the gatekeeper notices that, he laughs and says: “If it tempts you so much, try it in spite of my prohibition. But take note: I am powerful. And I am only the most lowly gatekeeper. But from room to room stand gatekeepers, each more powerful than the other. I can’t endure even one glimpse of the third.” The man from the country has not expected such difficulties: the law should always be accessible for everyone, he thinks, but as he now looks more closely at the gatekeeper in his fur coat, at his large pointed nose and his long, thin, black Tartar’s beard, he decides that it would be better to wait until he gets permission to go inside. The gatekeeper gives him a stool and allows him to sit down at the side in front of the gate. There he sits for days and years. He makes many attempts to be let in, and he wears the gatekeeper out with his requests. The gatekeeper often interrogates him briefly, questioning him about his homeland and many other things, but they are indifferent questions, the kind great men put, and at the end he always tells him once more that he cannot let him inside yet. The man, who has equipped himself with many things for his journey, spends everything, no matter how valuable, to win over the gatekeeper. The latter takes it all but, as he does so, says, “I am taking this only so that you do not think you have failed to do anything.” During the many years the man observes the gatekeeper almost continuously. He forgets the other gatekeepers, and this one seems to him the only obstacle for entry into the law. He curses the unlucky circumstance, in the first years thoughtlessly and out loud, later, as he grows old, he still mumbles to himself. He becomes childish and, since in the long years studying the gatekeeper he has come to know the fleas in his fur collar, he even asks the fleas to help him persuade the gatekeeper. Finally his eyesight grows weak, and he does not know whether things are really darker around him or whether his eyes are merely deceiving him. But he recognizes now in the darkness an illumination which breaks inextinguishably out of the gateway to the law. Now he no longer has much time to live. Before his death he gathers in his head all his experiences of the entire time up into one question which he has not yet put to the gatekeeper. He waves to him, since he can no longer lift up his stiffening body.
The gatekeeper has to bend way down to him, for the great difference has changed things to the disadvantage of the man. “What do you still want to know, then?” asks the gatekeeper. “You are insatiable.” “Everyone strives after the law,” says the man, “so how is that in these many years no one except me has requested entry?” The gatekeeper sees that the man is already dying and, in order to reach his diminishing sense of hearing, he shouts at him, “Here no one else can gain entry, since this entrance was assigned only to you. I’m going now to close it.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s