Ghi chú về những bài học của thơ-phản-thơ| Notes on the lessons of antipoetry – Nicanor Parra

NICANOR PARRA

 

(1914~)
Sinh ngày 5 tháng 9 năm 1914 tại San Fabián de Alico, thuộc phía nam của Chile, Nicanor Parra là một tài năng rất đa diện và hiếm có. Ông là nhà vật lý học, nhà toán học và là một trong những nhà thơ lớn và quan trọng nhất của Châu Mỹ Latin. Ông học ngành kỹ sư ở trường đại học Chile, Vật lý ở trường đại học Brown, và sau đó là Vũ trụ học ở trường Oxford. Trong nhiều năm, ông dạy toán và là giáo sư vật lý ở trường đại học Chile. Có thời gian ông còn dạy cả về môn vũ dân gian. Về già, ông còn thử nghiệm một số lãnh vực nghệ thuật mới, trở thành một điêu khắc gia và một nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng. Cuộc triển lãm của ông về điêu khắc và những bài thơ phản-thơ tạo hình (visual antipoems) ở Santiago và Madrid vào năm 2001-02 được đánh giá là rất thành công.
Với tập thơ đầu tay được xuất bản vào năm 1938, Parra đã được độc giả và giới phê bình chú ý; nhưng ông chỉ thực sự khẳng định được vị thế độc đáo của mình trong nền thơ Chile và châu Mỹ Latin nói chung với tập Poemas y Antipoemas (“Thơ và Phản-thơ”) được xuất bản vào năm 1954. Với tập thơ ấy, Parra được xem là hình ảnh tiêu biểu nhất, thậm chí, là cha đẻ của phong trào phản-thơ (antipoetry) trên thế giới. Xin lưu ý là, như nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhấn mạnh, trước đó, năm 1926, nhà thơ người Peru Enrique Bustamente Ballivan đã xuất bản một tập thơ có tên gọi Antipoemas (“Phản-thơ”) và khái niệm phản-thơ này cũng đã xuất hiện trong tác phẩmAltazor của Vicente Huidobro vào năm 1931, tuy nhiên, chính Nicanor Parra mới là người đầu tiên thực hiện và đi đến tận cùng kỹ thuật và phong cách sáng tác này.

—-

GHI CHÚ VỀ NHỮNG BÀI HỌC CỦA THƠ-PHẢN-THƠ

 
1. Trong thơ-phản-thơ, cái được tìm kiếm là thơ chứ không phải là sự hùng biện.
2. Các bài thơ-phản-thơ nên được đọc theo đúng cái trình tự chúng được viết.
3. Chúng ta phải đọc thơ với sự khao khát mãnh liệt như cách chúng ta tạo ra thơ-phản-thơ.
4. Thơ xảy đến; thơ-phản-thơ cũng vậy.
5. Các nhà thơ nói với tất cả chúng ta, không hề có sự phân biệt.
6. Niềm vui khi đọc thơ-phản-thơ thường bị giảm bớt bởi sự tò mò của chúng ta: chúng ta cố gắng hiểu và tranh cãi trong khi chúng ta không nên làm cả hai điều đó.
7. Đọc với thiện chí nếu bạn muốn chia sẻ và đừng thấy hài lòng với tên tuổi của tác giả.
8. Hãy đặt các câu hỏi một cách cởi mở và lắng nghe mà không tranh cãi chữ nghĩa của nhà thơ, đừng mất kiên nhẫn với các tuyên bố của những người lớn tuổi — họ không hề tạo ra chúng một cách tình cờ.
9. Xin chào tất cả mọi người.
 
 
—————–
Nicanor Parra – Bản dịch của Phan Quỳnh Trâm

Dịch từ bản phản-dịch (antitranslation) tiếng Anh “Notes on the lessons of antipoetry” của Liz Werner, in trong tập thơ song ngữ của Nicanor Parra, Antipoems – How To Look Better & Feel Great (New York: New Directions Publishing, 2004).
 
                 
NOTES ON THE LESSONS OF ANTIPOETRY

1. In antipoetry, it is poetry that is sought, not eloquence.
2. Antipoems should be read in the same order in which they were written.
3. We must read poems with the same hunger we bring to antipoems.
4. Poetry happens – so does antipoetry.
5. The poets speaks to all of us, without discrimination.
6. Often our pleasure in antipoetry is impaired by our curiosity: we attempt to understand and dispute when we shouldn’t do either
7. Read in good  faith if you want to partake, and don’t ever find your satisfaction in the author’s name.
8. Ask your questions openly and listen without argument to the poets’ words; don’t be impatient with the pronouncements of the elders-they don’t make them by accident.
9. Hi to everyone.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s