Trong một lần bệnh | During an Illness – Vladimír Holan

Selected-font-b-poems-b-font-Penguin-font-b-modern-b-font-European-font-b-poets
Vladimír Holan (1907-1980)

 

Xem tiểu sử Vladimír Holan ở đây

 

Trong một lần bệnh

Một cục nước đá tan chảy, một vòi nước bị rò rỉ,
đếm những giọt thuốc.

Tây Tạng thấy bằng nước. Chúng ta bằng nước mắt.

===
Phan Quỳnh Trâm dịch từ bản dịch tiếng Anh “During an Illness” của Jarmila và Ian Milner trong Vladimír Holan, Selected Poems, do Ian Milner giới thiệu, Penguin Books, 1971.
===

During an Illness

A melting icicle, a leaking tap,
counting drops of medicine.

Tibet sees by water. We by tears.
 
.holan

5 thoughts on “Trong một lần bệnh | During an Illness – Vladimír Holan

  1. hi Trâm,

    qua Chinh bên FB tôi có đọc bài dịch này của Trâm. Tôi chưa ‘friend’ với Trâm nên không góp ý bên đó được, nên qua bên này nhắn riêng với Trâm chút… Mong Trâm không phiền. 🙂

    1. bài thơ này nằm trong tập From Pain, published năm 1965, gom lại những bài thơ Holan sáng tác vào những năm 1949-1955. Có ghi chú trong tập thơ dịch Trâm đã đọc, trang 75.

    2. và icicle cà những nhánh đá nhọn, thường tụ thành từ băng/tuyết trên nóc nhà tan, nhỏ xuống, tụ thành những nhánh đá nhọn. Trong tự điển Anh VIệt hay dịch sang là cột băng, trụ băng, tôi thấy không chính xác lắm vì ‘cột/trụ” làm hình dung ra sư to lớn. Và trong bài thơ, icicle’ tiềm ý sự nhọn hoắc, trong lúc Holan đang bị bệnh hành thân xác và tinh thần. Chỉ góp ý nhỏ cùng một người bạn trẻ chưa lần liên hệ quen biết. 🙂 Tôi không phải là dịch giả chuyên môn, chỉ đam mê đọc và cảm nhận thôi. Chúc Trâm an vui.

    Like

  2. Trong tiếng Việt mình không có chữ đó nên em cũng không biết nên dịch sang chữ gì để sát với nghĩa của icicle. Và đúng là Trụ hay cột gì cũng có vấn đề vì nó gây cảm giác phần dưới to và nhỏ dần trong khi icicle thì lại là từ trên xuống. Dịch là nhánh đá hay nhánh băng sợ cũng không ai hình dung được 🙂

    Like

  3. Anh đồng ý với Trâm về giới hạn các từ liên quan đến ‘băng’ – tảng băng, phiến băng, cột băng, trụ băng, v.v… nhưng anh nghĩ khác Trâm chút 🙂

    Từ không/chưa có trong tự điển không có nghĩa là ta không thê đặt/dùng từ mới. Thuở chưa có www, làm sao mà có chữ ‘liên mạng’, rồi sau này gọi tắt thành ‘mạng’. Ví như Trâm dịch một bài thơ mà có chữ ‘penguin’ trong đó, Trâm phải dịch làm sao – xí nga (trước 1975) hay chim cánh cụt… dĩ nhiên phải có ai đó nghĩ ra các từ này, rồi áp dụng, rồi từ từ được phổ thông hóa, rồi vào tự điển. Nhưng nêu độc giả chưa hề thấy con penguin ra sao, thì làm sao hình dung ra nó với ‘xí nga’ hay ‘chim cánh cụt’. 🙂

    Anh chỉ nghĩ, Trâm đăng thơ dịch, có đăng bài thơ tiếng Anh đi kèm, có ghi xuất xứ của nó, ai đọc vào sẽ hiểu thôi. Dịch những từ không có trong tự điển VN, đòi hỏi chút sáng tạo, tư tin và can đảm… 🙂 Nếu là ai khác mới bắt đầu dịch thơ, anh sẽ không chia sẻ như vậy. Nhưng Trâm có quá trình chuyển ngữ rất đa dạng và sâu sắc, hay nói bình dân hơn… có “nội lực”, nên anh chia sẻ ở một góc độ khác… 🙂 Mong Trâm đón nhận chia sẻ rất chủ quan của anh về 1 ‘approach’ cho chuyển ngữ, mà ‘nhánh băng’ chỉ là tiêu đề giúp anh đưa đẩy góp ý của mình một cách mạch lạc hơn.

    rất vui góp ý cùng Trâm,
    npn

    Like

  4. Hoàn toàn đồng ý với anh Nguyễn Phước Nguyên về chuyện tạo ra chữ mới, bởi vì từ điển và ngôn ngữ là mối quan hệ 2 chiều. Càng ngày khi càng có nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Việt từ nhiều ngôn ngữ và nhiều nguồn văn hoá khác nhau thì người ta càng cần phải tạo ra chữ mới. Tuy nhiên, làm được điều đó có thành công hay không, theo nghĩa, ít nhiều gợi ra được, diễn tả được hình ảnh, âm thanh, khái niệm, cảm xúc, cảm giác… của chữ gốc thì ngoài vấn đề tài năng của người dịch, còn là vấn đề giới hạn trong chính ngôn ngữ mẹ đẻ của người dịch, và sau đó chữ mới đó được áp dụng, được phổ biến, được thống nhất, rồi sau đó được đưa vào từ điển hay không lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Trong trường hợp bài thơ này, thú thật em vẫn chưa nghĩ ra chữ nào thích hợp để diễn tả chữ icicle (vì giới hạn của tài năng :)). Nhánh băng dĩ nhiên vẫn đúng hơn cột băng hay trụ băng, nhưng em vẫn cảm thấy mình nên suy nghĩ thêm. Translation studies là đúng là một đề tài thú vị, mình có thể nói hoài không hết. Cách đây hơn một năm em có viết một bài ngắn về chuyện dịch, anh Nguyễn Phước Nguyên đọc cho vui. https://phanquynhtram.com/2014/07/20/dich-va-dien-dich-phan-quynh-tram/

    Like

Leave a comment